Mặc dù hiện nay có vô vàn các loại hình tiếp thị truyền thông hiệu quả nhưng dường như vị trí của Email Marketing chưa bao giờ bị sụt giảm. Tuy nhiên khi vấn đề thư điện tử bị đưa vào hòm thư rác và spam trong những năm gần đây gia tăng khiến nhiều người trở nên không thích thú sử dụng công cụ này. Cùng KPAT chia sẻ cách sử dụng chiến dịch email như thế nào để tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp nhé.
Vai trò của Email Marketing trong phát triển doanh nghiệp
Email Marketing có thể được sử dụng để tương tác, mua lại, xây dựng thương hiệu và bán hàng trực tiếp tạo lưu lượng truy cập. Đồng thời nhận giới thiệu để trở thành một trong các công cụ linh hoạt nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể dùng nhằm phát triển ở lĩnh vực kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải làm sao để hiểu cách sử dụng thư tiếp thị quảng cáo nhưng phải là vì lợi nhuận hay tăng trưởng. Mục đích của tiếp thị thông qua email chủ yếu là chuyển khách hàng từ giai đoạn ‘’hành trình giá trị’’ sang giai đoạn tiếp theo.
Một số loại email được sử dụng trong tiếp thị quảng cáo
Trên thực tế đối với Email Marketing có 3 loại được sử dụng. Cụ thể gồm:
- Transactional hay còn gọi là Giao dịch được sử dụng để cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Relational hay còn gọi là Quan hệ được sử dụng nhằm tương tác với người đăng ký và nuôi dưỡng mối quan hệ đó.
- Promotional hay còn gọi là Khuyến mãi được sử dụng với mục đích tạo ra doanh số bán hàng.
1. Email Transactional (Giao dịch)
Đây là những email được hệ thống gửi đi, xác nhận các hành động tự động được thực hiện bởi khách hàng. Mặc dù đây là các mẫu được cung cấp bởi hệ thống tiếp thị nhưng doanh thu trung bình trên mỗi email giao dịch cao hơn từ 2-5 lần so với tiêu chuẩn.
2. Email Relational (Quan hệ)
Đây là loại thường được các công ty sử dụng để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng nhằm tạo ra khách tiềm năng sẵn sàng bán nhiều hơn 50% với chi phí thấp hơn 33%. Theo đó, dạng email quan hệ sẽ gồm 8 loại có thể sử dụng để nhận những kết quả này cho doanh nghiệp bao gồm cả digital hay truyền thống.
3. Email Promotional (Khuyến mãi)
Theo thống kê cho biết có đến 66% người tiêu dùng mua hàng trực tuyến là kết quả của một tin nhắn tiếp thị qua email. Điều này có nghĩa hình thức này là công cụ giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
Thời điểm doanh nghiệp gửi Email Marketing và người nên gửi
Các nhà cung cấp dịch vụ Email cho phép bạn gửi Email Marketing thông qua hai cách như sau:
- Email quảng bá: Cách thức này thường được gửi theo phương pháp thủ công đến toàn bộ danh sách của bạn và hoạt động tốt cho những chương trình khuyến mãi lẫn email nội dung.
- Trả lời tự động: Cách thức này được thiết lập để gửi khi ai đó thực hiện một hành động kích hoạt thông qua tự động hóa.
5 giai đoạn xây dựng Email Marketing hiệu quả
Cho đến bây giờ vẫn có đến 90% người xem email như một công cụ giao tiếp và tiếp thị quảng cáo mang lại giá trị và hiệu quả cao. Khi hiểu được những giai đoạn bạn sẽ dễ gửi đúng thông điệp vào đúng thời điểm. Cụ thể như sau:
1. Giai đoạn khởi đầu với Indoctrination
Tại giai đoạn này sẽ được gửi đến những người đăng ký mới nhằm xác lập quyền hạn giúp họ hiểu giá trị mà bạn sẽ cung cấp. Nếu thực hiện tốt việc truyền tải thông tin sẽ khách hàng sẽ bắt đầu nhận ra tên thương hiệu của mình trong hộp thư đến và tiến hành tương tác với nội dung bạn gửi.
2. Giai đoạn thực hiện chiến dịch tương tác hợp lý
Giai đoạn này nhắm mục tiêu đến người đăng ký mới với thương hiệu của bạn. Mục tiêu của chiến dịch tương tác là tiếp cận với người đăng ký, tham khảo hành động tích cực mà khách hàng đã thực hiện. Đồng thời, cho họ biết hành động hợp lý tiếp theo trước khi kết thúc mua hàng.
3. Giai đoạn thực hiện chiến dịch Ascend trong Email Marketing
Cũng giống như giai đoạn tương tác thì chiến dịch thăng hoa được kích hoạt bởi hoạt động của người mua. Đồng thời trình bày bước hợp lý tiếp theo với thương hiệu của bạn và trong nhiều trường hợp sẽ lấp đầy khoảng trống trong kênh khi thực hiện Email Marketing.
Về cơ bản thì mỗi ưu đãi bổ sung là điểm dừng mà khách có thể từ chối lẫn bỏ qua kênh quảng cáo của bạn. Điều này được thiết kế nhằm theo dõi ưu đãi đó để cung cấp thêm khuyến khích mua và vượt qua mọi vấn đề nếu không thực hiện giao dịch.
4. Giai đoạn thực hiện chiến dịch Phân đoạn
Đây cũng là một trong những chiến dịch Email Marketing duy nhất không được tự động hóa và kích hoạt bởi hành vi của người đăng ký. Thay vào đó với mục tiêu phân khúc người đang ký theo sở thích bạn phát quảng cáo tới toàn bộ cơ sở dữ liệu của mình.
5. Giai đoạn thực hiện chiến dịch Re- Engagement (Tương tác lại)
Trên thực tế không phát 100% người nhận được email của bạn sẽ tương tác lại. Tùy vào từng hoàn cảnh, sở thích sẽ thay đổi của họ, thậm chí có thể trở nên không hoạt động.
Câu hỏi được đặt ra là nếu như không hoạt động thì phải làm sao? Câu trả lời chỉ có một: Ngừng gửi email cho họ. Lý do là bởi những người này sẽ làm chi phí tăng và gây ảnh hưởng đến khả năng phân phối của bạn.
Về cơ bản thì những người đăng ký không hoạt động có nhiều khả năng phàn nàn nhất khi thấy email của mình trong hộp thư đến của họ. Vậy nên thay vì cảm thấy tội lỗi thì hãy tập trung làm sạch danh sách của bạn một cách thường xuyên.
Lời kết
Với những thông tin ở trên có thể thấy Email Marketing đến nay vẫn là một phần không thể thiếu trong chiến dịch tiếp thị thương hiệu. Hy vọng với các nội dung mà KPAT chia sẻ sẽ giúp thư quảng cáo của bạn đạt hiệu quả tối ưu. Từ đó dễ dàng tiếp cận được người dùng thay vì bị đưa vào hòm thư rác hay spam.