Theo một số báo cáo phân tích, giờ đây, các công ty tài chính, tiêu dùng không còn dành quá nhiều ngân sách cho việc quảng cáo mạng xã hội. Dù trước đó, truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội được coi là phương thức quảng cáo chủ đạo. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này? Cùng KPAT tìm hiểu qua bài viết.
Các công ty không còn tập trung vào quảng cáo trên mạng xã hội
Theo những báo cáo mới nhất, quảng cáo qua mạng xã hội không còn giữ được tốc độ tăng trưởng chóng mặt như thời điểm trước đó.
1. Kỷ nguyên tăng trưởng của quảng cáo trên mạng xã hội đã có bước chững
Quảng cáo mạng xã hội đã từng có một thập kỷ phát triển chóng mặt. Phương thức này thậm chí còn có sự tăng trưởng vượt trội và chiếm ưu thế hơn bất cứ phương pháp quảng cáo truyền thống này.
Tuy nhiên theo báo cáo của Financial Times, kỷ nguyên huy hoàng này đã đột ngột chững lại, không còn bùng nổ. Minh chứng rõ ràng nhất là tại Hoa Kỳ, các nhà quảng cáo chỉ chi 65,3 tỷ USD để quảng cáo trên những nền tảng mạng xã hội lớn. Đây là con số không mấy khởi sắc. So với năm 2021, tốc độ tăng trưởng chậm hơn tới 10 lần.
Các chuyên gia cũng dự báo được xu thế này. Ngay từ năm 2021, một số nghiên cứu đã cho thấy tốc độ tăng trưởng của quảng cáo trên mạng xã hội chỉ tương đương với những phương pháp quảng cáo truyền thống qua đài phát thanh, chương trình truyền hình. Trong khi đó, những phương pháp quảng bá này không còn giữ chân được lượng lớn khán giả, hiệu quả cũng không còn cao như thời kỳ đầu.
2. Suy thoái quảng cáo đang là xu thế
Không còn nghi ngờ gì nữa, suy thoái quảng cáo trên mạng xã hội hiện đang là một xu thế. Snap cũng đã dự báo về sự suy thoái quảng cáo. Trong khi đó, Mark Zuckerberg đã chỉ ra những đám mây đen khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xu thế quảng cáo trên mạng xã hội.
Đặc biệt, khi thương mại điện tử phát triển, những công ty trong lĩnh vực này đã thành lập doanh nghiệp tiếp thị kỹ thuật số riêng. Các nhà bán lẻ như Walmart và Target đã không còn bị phụ thuộc vào việc truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội.
Lý do cho sự suy giảm của quảng cáo mạng xã hội
Có khá nhiều lý do khiến quảng cáo trên mạng xã hội đang có một bước chững. Trong đó hai vấn đề chính là suy thoái kinh tế và sự cạnh tranh giữa các công ty.
1. Vấn đề đến từ nền kinh tế
Sự thay đổi của nền kinh tế là một trong những lý do chính khiến các công ty tài chính, tiêu dùng thận trọng trong việc đầu tư vào quảng cáo trên mạng xã hội thời điểm này. Những nhà quảng cáo lớn bị ảnh hưởng bởi lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng và nhiều thách thức kinh tế khác.
Ngay cả giám đốc tài chính của Meta cũng phải thừa nhận, những bóng đen trong nền kinh tế toàn cầu chính là thách thức đối với các nhà quảng cáo lớn. Và với những đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo nhỏ hơn, những thách thức này hoàn toàn có thể phá hủy công ty.
2. Sự cạnh tranh giữa các công ty tiếp thị
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty tiếp thị cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của lĩnh vực này. CEO Tim Cook của Apple đã khẳng định hoạt động quảng cáo trên App Store có quy mô không quá lớn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của mảng này đã khiến Meta bị mất đi 10 tỷ USD doanh thu.
Lên tiếng về vấn đề này, Meta đã cáo buộc đối thủ đang thực hiện những chiến dịch kinh doanh không công bằng, hạ bệ đối thủ để phát triển doanh nghiệp quảng bá kỹ thuật số.
Sự đối đầu giữa Tiktok và Instagram, Snapchat, Youtube cũng là một ví dụ cho sự cạnh tranh giữa các nền tảng tiếp thị. Dù có tuổi đời còn khá non trẻ, tuy nhiên Tiktok đã nhanh chóng thu hút hàng tỷ người dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng người truy cập của các nền tảng phát trực tuyến khác.
Tuy nhiên, Tiktok chưa tạo được những bước đột phá trong việc kiếm tiền từ quảng cáo. Các nhà phân tích dự báo rằng nền tảng giải trí đến từ Trung Quốc này chỉ có thể nhận được khoảng 5 tỷ USD doanh thu quảng cáo tại Mỹ.
Mặc dù vậy, những nền tảng mạng xã hội khác vẫn nhận định TikTok là một mối lo ngại lớn. Do đó, YouTube đã phải xây dựng YouTube Shorts, Instagram phải đặt cược vào Reels. Tuy nhiên không phải sự thay đổi nào cũng được odns nhận. Bởi tính năng này nhận được nhiều phản hồi trái chiều, thậm chí chỉ trích khi lo ngại Instagram đang cố trở thành TikTok.
Lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số có thực sự sụp đổ?
Không thể phủ nhận quảng cáo trên mạng xã hội đã không còn phát triển nhanh chóng như thời kỳ trước đó. Tuy nhiên lĩnh vực này chưa thể sụp đổ trong tương lai gần.
1. Các nền tảng mạng xã hội đang thay đổi để tối ưu cho việc quảng cáo
Một số công ty tiêu dùng hiện đang thờ ơ với việc quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, một số gã khổng lồ khác trong lĩnh vực vẫn không ngừng đầu tư cho hoạt động này. Coca Cola và Nestlé là minh chứng cho việc các nhà đầu tư tin rằng tin đồn về sự sụp đổ của quảng cáo kỹ thuật số đã bị phóng đại.
Trước sự cạnh tranh của Apple, Meta đã tập trung phát triển những công cụ mới để đối tác có thể sẵn sàng tăng chi tiêu tiếp thị của mình. Nhà sáng lập Meta, Zuckerberg đã tự tin tuyên bố, những đơn vị kiên nhẫn đầu tư vào Meta chắc chắn cuối cùng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.
2. Một số lĩnh vực được hưởng lợi từ quảng cáo mạng xã hội
Thị trường quảng cáo trên mạng xã hội đã ảm đạm hơn rất nhiều trong suốt năm qua. Tuy nhiên hiện tại vẫn tồn tại một số lĩnh vực hưởng lợi từ phương thức truyền thông này, và hứa hẹn sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với việc quảng cáo trên mạng xã hội.
Một trong những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất khi sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội chính là các nhà phát triển trò chơi. Bằng cách quảng cáo trên mạng xã hội, doanh thu từ cửa hàng ứng dụng của Apple và Google luôn tăng trưởng mạnh mẽ.
Quảng cáo mạng xã hội đang có bước chững lại sau nhiều thập kỷ phát triển không ngừng. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc phương thức quảng cáo này không còn được coi trọng. Trên thực tế, các công ty tiêu dùng, tài chính vẫn hoàn toàn có thể tận dụng phương thức quảng cáo này và đạt được hiệu quả như mong muốn.