Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhiều về cụm từ social media. Chính bản thân của chúng ta cũng sử dụng phương tiện này trong đời sống hằng ngày qua nhiều hình thức khác nhau.
Social Media là một trong những khái niệm đã quá quen thuộc. Đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số thì bất kỳ ai cũng đang sở hữu cho mình những phương tiện này với nhiều mục đích khác nhau. Thế nhưng social media là gì? Và nó có chức năng như thế nào bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết.
Tổng quát về khái niệm Social Media
Social Media là một phương tiện xã hội được nhiều người sử dụng với nhiều hình thức khác nhau.
1. Khái niệm cơ bản Social Media
Social Media còn được biết đến là phương tiện truyền thông mạng xã hội, đây là một loại công nghệ hỗ trợ tương tác người dùng cho phép mọi người có thể tự do tạo, share và trao đổi những thông tin cùng với cộng đồng người dùng trên các nền tảng internet khác nhau.
Hiện nay kênh Social Media phổ biến thường được quan tâm nhiều nhất như Instagram, Facebook, tiktok…bên cạnh đó còn có một số công cụ để hỗ trợ trong việc chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, WordPress, blog…cũng thuộc trong nhóm Social Media.
2. Chức năng của Social Media
Điều để làm nổi bật cho các kênh Social Media trở nên nổi bật đó chính là tính năng cho phép người sử dụng được quyền tự tạo tài khoản cá nhân, hồ sơ cá nhân và tự do sáng tạo nội dung theo ý mình muốn tại các nền tảng mạng xã hội.
Bản thân mọi người sẽ được phép tự do đăng tải những nội dung mà mình yêu thích như các bài post hình ảnh video lên news feed. Từ đó các người dùng khác sẽ nhìn thấy được bài đăng của bạn để có thể tiến hành follow hoặc add friend. Nhờ như vậy họ tạo ra một cộng đồng có thể tự do bày tỏ cảm xúc hoặc comment tại các bài viết.
Khi mọi người tiến hành comment vào một bài viết nào đó sẽ có thể tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi đối với một chủ đề cụ thể. Thông qua đó tất cả mọi người và đặc biệt là những doanh nghiệp sẽ lắng nghe và tìm hiểu nhiều hơn về các câu chuyện với nhiều góc nhìn khách quan về khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng triển vọng.
Bên cạnh đó chức năng quan trọng nhất của các nền tảng truyền động mạng xã hội chính là việc chia sẻ và lan truyền thông tin không giới hạn về địa điểm hay thời gian. Mọi người có thể truy cập vào các nền tảng này bất kỳ thời điểm nào thông qua những thiết bị điện tử và có kết nối internet.
Social Media bao gồm những hình thức nào
Theo mô hình cực kỳ nổi tiếng đã được nghiên cứu bởi tiến sĩ Tracy L.Tulen, các kênh xổ số Media được chia chủ yếu thành 4 nhóm chính.
1. Social Commerce
Đối với nhóm này được tạo ra với mục đích chung là để trao đổi và mua bán hàng hóa. Trong đó Facebook là một trong những nền tảng đã được bổ sung những trang phục như Marketplace với mục đích là kết nối giữa người mua và người bán trong từng khu vực.
2. Social Community
Đối với nhóm này sẽ được tập trung cho việc gắn kết và kết nối cộng đồng có cùng sở thích với nhau trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram Facebook (hình ảnh), Tiktok (chia sẻ các video ngắn)… Thông qua các nền tảng này người dùng có thể dễ dàng chia sẻ những khoảnh khắc của mình có thể cùng trò chuyện comment hoặc cùng nhau chia sẻ những quan điểm với nhau một cách đơn giản.
3. Social Publishing
Đối với nhóm này sẽ được tập trung vào các website để truyền tải nội dung và công bố những nội dung liên quan đến việc chia sẻ kỹ năng sống kiến thức hoặc tin tức mới nhất. Các website thường được người dùng quan tâm đó chính là blog, trang tin tức hoặc những website đăng tải tài liệu học tập.
4. Social Entertainment
Nhóm này được thực hiện với mục đích là để phục vụ các nhu cầu giải trí chung của người dùng trên các nền tảng xã hội như chơi game online hoặc tự mình tạo ra những nội dung giải trí phù hợp.
Lợi ích của Social Media trong Marketing với doanh nghiệp
Truyền thông mạng xã hội mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh nói chung.
1. Sử dụng miễn phí
Đối với các trang cá nhân hoặc doanh nghiệp thì những nền tảng social media đều được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Người sử dụng không cần phải chi trả cho bất kỳ chi phí nào để giúp cho tài khoản hoạt động lâu dài. Tuy nhiên đối với trường hợp công ty đó muốn chạy quảng cáo thông qua những nền tảng mạng xã hội này thì phải chấp nhận trả phí theo đúng như quy định của mỗi nền tảng.
2. Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Đối với các nền tảng mạng xã hội chính là nơi có số lượng người truy cập mỗi ngày nhiều nhất. Bởi vì những nền tảng này cực kỳ đa dạng về các phân khúc thị trường khác nhau. Đây chính là một cơ hội vô cùng lớn để các công ty có thể tạo ra những chiến lược phù hợp để tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua những công cụ quảng cáo.
3. Định hình thương hiệu
Các doanh nghiệp có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của các khách hàng bằng những bài viết chứa những nội dung đặc trưng của thương hiệu. Bên cạnh đó việc sử dụng những thông tin cơ bản của công ty như logo, tên…theo xu hướng đồng nhất tại các kênh nền tảng xã hội sẽ giúp định hình nên những hình ảnh về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
4. Tăng traffic
Hiện nay các doanh nghiệp thông thường sẽ dùng website giống như các kênh thương mại điện tử hoặc các kênh cung cấp thông tin về doanh nghiệp. Để có thể tăng lưu lượng truy cập đến với website thì hầu hết các bài viết cần phải đính kèm theo lên dẫn còn hay được gọi là backlink.
5. Tăng tương tác với khách hàng
Trên nền tảng social media là một môi trường giúp giao tiếp giữa các khách hàng và doanh nghiệp với nhau. Thông qua các tính năng nổi bật như nhắn tin, comment…từ đó các công ty có thể lắng nghe và đưa ra câu trả lời phản hồi dành cho khách hàng nhanh nhất.
Hi vọng thông qua bài viết trên của KPAT sẽ giúp người dùng có thể hiểu hơn về thuật ngữ Social Media. Cũng như là sự ảnh hưởng của các nền tảng này đối với con người và xã hội hiện nay. Đây là một thị trường “màu mỡ” được nhiều doanh nghiệp chi số tiền khủng để tham gia các hoạt động marketing.