Với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội thì việc quảng cáo mạng xã hội nổi lên như là một hình thức đầu tư nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Rất có nhiều nền tảng mạng xã hội đem lại cơ hội tiếp cận sản phẩm cho khách hàng, nổi bật nhất ta có thể kể đến Instagram, Facebook hay sự lên ngôi của ứng dụng chia sẻ video ngắn mới nổi gần đây – Tiktok. Những trang mạng xã hội này là một thị trường mua bán sôi nổi thông qua nền tảng online. Vậy làm cách nào để có thể tận dụng những đặc quyền của các ứng dụng kể trên để tăng hiệu quả cho chiến lược quảng cáo qua mạng xã hội.
Xu hướng mua hàng của khách hàng khi coi quảng cáo qua MXH
Chúng ta thừa biết rằng quảng cáo thông qua trạng mạng xã hội không phải là phương thức duy nhất để người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm. Tuy nhiên nếu có kế hoạch chặt chẽ về việc xây dựng chiến lược quảng cáo thì không thể bỏ qua môi trường mạng xã hội béo bở này. Bởi vì theo ước tính có đến 98% người tiêu dùng truy cập vào trang mạng ít nhất 1 lần/tháng.
Nhiều chuyên gia tin rằng các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều hơn 15% cho việc quảng cáo tại các trang mạng xã hội so với cùng kỳ các năm trước vào năm 2024. Tuy nhiên quá nhiều doanh nghiệp lựa chọn mạng xã hội làm phương tiện để quảng bá sản phẩm sẽ làm cho người tiêu dùng bị ngộp với quá nhiều quảng cáo khi khách hàng sử dụng MXH.
Vậy làm thế nào những sản phẩm của các nhà doanh nghiệp có thể nổi bật giữa vô vàn các quảng cáo và vấn đề này là mục tiêu của chiến lược quảng cáo mạng xã hội hướng đến.
Ai đang sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm sản phẩm nhiều nhất?
Thế hệ Gen Z đang chiếm đội ngũ đông đảo chiếm 68% những người sử dụng mạng xã hội để tiếp cận sản phẩm. Đây là một điều không quá ngạc nhiên khi đây là bộ phận nằm trong số những người sử dụng mạng xã hội đông nhất toàn cầu.
Điều này tạo cơ hội cho các nhà chiến lược marketing đánh mạnh vào mục tiêu những người tiêu dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên không có “bữa ăn nào là dễ xơi” khi hầu hết các người dùng mạng xã hội đều sử dụng trình chặn duyệt web, điều này chứng tỏ rằng người dùng mạng xã hội luôn có biện pháp để bảo vệ trải nghiệm của mình khỏi những quảng cáo mạng xã hội khi sử dụng các nền tảng trực tuyến.
Ai sẽ là người nhấp vào quảng cáo mạng xã hội?
Một cuộc khảo nghiệm chỉ ra rằng 16% người sử dụng mạng xã hội đã nhấp vào đường link quảng cáo mạng xã hội với những quảng cáo mà họ muốn xem. Mặc dù 16% là một con số không quá lớn nhưng đây là một dấu hiệu đáng khả quan cho những doanh nghiệp đang muốn giành lấy những khách hàng lâu năm và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm của họ.
Trong 16% người nhấp vào đường link quảng cáo mạng xã hội đó thì có hơn 70% người thuộc thế hệ Gen Z và 9X. Đây là nhóm người có khả năng có thu nhập cao và sẵn sàng chi trả cho dịch vụ trên mạng xã hội.
Ý tưởng quảng cáo mạng xã hội thúc đẩy mô hình kinh doanh
Với số lượng khách hàng đông đảo sẵn có trên nền tảng Internet mà không giới hạn vị trí địa lý, đây là cơ hội mở rộng kinh doanh cho các doanh nghiệp khi họ biết cách chú tâm đến việc quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các nền tảng lớn.
Học cách thích nghi với các nền tảng mạng xã hội khác nhau
Tùy vào các nền tảng mạng xã hội khác nhau sẽ có cách thiết kế và cách vận hành quảng cáo khác nhau. Vì vậy các thương hiệu hay doanh nghiệp cần phải thích nghi được với từng trang mạng xã hội và từ đó nắm rõ được tính chất của trang mạng xã hội đó rồi hoặc nên kế hoạch để tối ưu hóa được việc quảng cáo sản phẩm đúng với đối tượng khách hàng đang quan tâm.
Những hành vi và sở thích của các khách hàng sẽ khác biệt rất lớn với những trang mạng xã hội khác nhau vì vậy những nội dung và thông điệp khi đăng tải trên các nền tảng mạng khác nhau cũng nên có sự chọn lọc sao cho phù hợp.
Phân tích sở thích của đối tượng, đặc biệt khách hàng trẻ
Việc xây dựng nên hình ảnh và định hướng của sản phẩm trong việc quảng cáo mạng xã hội là một điều tiên quyết khi các doanh nghiệp muốn kinh doanh trên thị trường này. Đặc tính của sản phẩm thương hiệu chẳng khác nào là tính cách của con người trong xã hội điều này nó sẽ tạo nên giá trị của sản phẩm của bạn trên các nền tảng mạng xã hội.
Xây dựng sửa đổi mới hay thay đổi cách tiếp thị đến với công chúng cũng là một điều cần thiết nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải giữ vững được giá trị cốt lõi của sản phẩm đã thường tạo nên tên tuổi và dấu ấn riêng biệt của sản phẩm đối với khách hàng. Nếu muốn thay đổi đặc điểm nhận diện của thương hiệu sau nhiều năm kinh doanh thì các doanh nghiệp phải đưa ra ước tính tổn thất về lượng khách hàng thân thiết sẽ rời đi khi họ không cảm thấy hào hứng với sự thay đổi đấy.
Hiện nay nhiều nhãn hiệu đang có chiến lược áp dụng cách thức truyền tải để có thể giao tiếp tốt hơn với thế hệ khách hàng Gen Z. Từ những hình ảnh chế hay còn gọi là meme là một trong những cách thức và các nhãn hiệu đang xây dựng để có thể giao tiếp thân thuộc hơn đối với phân khúc khách hàng này.
Meme là cách thức giải trí của giới trẻ từ đó các marketer có thể khai thác được cảm xúc của khách hàng dễ dàng hơn. Với việc tiếp xúc khách hàng thông qua hình thức này hoàn toàn không tốn quá nhiều chi phí nhưng có thể dung hòa giữa việc giải trí và nhận diện thương hiệu của họ.
Dưỡng nuôi sự kết nối với những trang/ nhóm/ cộng đồng có lĩnh vực liên quan
Các nhà thiết kế hay các marketer cũng thường hay lựa chọn chia sẻ lại hình ảnh của những người dùng khác tại các trang hay nhóm liên quan miễn sao phù hợp và đẹp là được. Tương tự như vậy các doanh nghiệp cũng có thể chia sẻ những bài viết từ lĩnh vực khác lên trang chính thức của mình như là một hình thức kích thích sự quan tâm đến sản phẩm của họ từ những người tiêu dùng của lĩnh vực khác.
KPAT cho biết chỉ khi các doanh nghiệp có thể hòa nhập với người tiêu dùng thì mới có thể mong muốn cải thiện được mô hình kinh doanh của họ. Và chiến lược quảng cáo mạng xã hội trên nền tảng mạng trực tuyến là một trong những cách khá phổ biến khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ.