Để triển khai một doanh nghiệp thì Brand marketing là vấn đề không thể thiếu được. Đây là cách để cho doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu và quy mô hoạt động của mình. Vậy theo bạn Brand marketing là gì, lý do vì sao doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược bộ nhận diện thương hiệu,… Dưới đây KPAT sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giải đáp những thắc mắc này.
Khái niệm Brand Marketing
Brand marketing dịch theo tiếng anh với nghĩa tiếp thị thương hiệu. Xây dựng các chiến lược marketing nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó để làm nổi bật thương hiệu nhất có thể. Mục tiêu của tiếp thị Thương hiệu là đem đến cho khách hàng những giá trị bản sắc phong cách và truyền thông của doanh nghiệp.
Thương hiệu chính là điểm nối chặt chẽ giữa sản phẩm dịch vụ và khách hàng của bạn. Thực hiện Brand marketing không chỉ đặt tên cho em nghiệp và logo nằm ở nhiều nơi để tạo ra doanh số. Bên cạnh đó bạn cần phải biết xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đồng bộ trên toàn bộ các nền tảng từ bao bì, biển quảng cáo cho đến những trang mạng xã hội.
So sánh Brand Marketing và Trade Marketing
- Trade Marketing đang là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nhưng có lẽ bạn vẫn chưa biết rõ được điểm khác biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing thế nào, phần thông tin sau sẽ giải đáp cho bạn:
Brand Marketing là hình thức tiếp xúc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng còn Trade Marketing sẽ tiếp xúc trực tiếp và hỗ trợ nhu cầu của khách hàng. - Brand Marketing theo hình thức củng cố niềm tin khách hàng riêng Trade Marketing là thuyết phục khách hàng.
- Brand Marketing sẽ đi theo hình thức kéo khách hàng về công ty bạn còn Trade Marketing sẽ đẩy hàng hóa một cách gián tiếp đến cho khách hàng.
- Thực hiện Brand Marketing làm quá trình mang giá trị lâu dài còn đối với Trade Marketing thì chỉ nói về giá trị tức thời.
Giới thiệu về Brand Audit/ Marketing Audit
Marketing Audit hay hình thức Brand Audit Là ứng dụng lý thuyết kiểm toán trong marketing. Marketing Audit là quá trình đánh giá market và thước đo hiệu quả của tiếp thị thương hiệu. Thực hiện Marketing Audit cực kỳ quan trọng, nó thuộc 10 bước cơ bản của tiến trình hoạch định marketing. Nó sẽ giúp bạn bổ sung được những khuyết điểm vào trong hệ thống Finance Audit còn thiếu sót.
Một số yếu tố chính trong Brand Marketing
Để xây dựng chiến lược hiệu quả hơn bạn không nên bỏ qua những yếu tố chính trong Brand Marketing như sau:
1. Target Consumers Understanding
Thấu hiểu chân dung người dùng mục tiêu là bước bắt buộc phải làm nếu bạn muốn có được cơ hội lựa chọn và tạo giá trị với đúng đối tượng cao hơn. Thông qua đó doanh nghiệp của bạn sẽ gia tăng được doanh số nhanh chóng và giảm được một số chi phí tiếp cận. Và để làm tốt được hoạt động này bạn cần phải nắm vững một số kiến thức như thấu hiểu người dùng mục tiêu, hiểu được phân khúc thị trường và khám phá insight.
2. Brand Strategy Planning
Xây dựng thương hiệu đi vào tâm trí của người dùng mục tiêu yêu chính là chiến lược quan trọng. Nó phải có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng luôn nhớ đến sản phẩm của thương hiệu bạn. Nếu công ty sở hữu nhiều thương hiệu, bạn cần phải lên chiến lược cho từng danh mục để thương hiệu mình có thể hỗ trợ và cộng hưởng sức mạnh với nhau. Chiến lược cụ thể như: định vị thương hiệu, danh mục thương hiệu, Brand Audit và đặt mục tiêu thương hiệu.
3. Brand Marketing Implementation
Hoạt động xây dựng thương hiệu và Marketing được triển khai thông qua 3 trụ cột:
Phát triển sản phẩm mới: Đây là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải đổi mới hàng năm. Việc cải tiến sản phẩm cho dù chỉ là một thay đổi nhỏ cũng mang lại sự bứt phá lớn cho doanh nghiệp.
- Quảng cáo truyền thông: Truyền tải những thông điệp thương hiệu đến đúng khách hàng mục tiêu với một số lượng nhất định.
- Kích hoạt thương hiệu: Việc này sẽ tạo ra trải nghiệm người dùng có thể chạm, ngửi, nếm sản phẩm mà họ có nhu cầu.
4. Marketing Support
Cuộc chiến phân phối là vấn đề của nhiều thương hiệu hiện nay. Không chỉ tạo ra sản phẩm tốt và chiếm được tâm trí của khách hàng, phân phối là một vấn đề quan trọng. Sản phẩm của bạn cần bao phủ trên nhiều kênh bán hàng và mặt khu vực địa lý.
5. Effectiveness Tracking và Optimizing
Đo lường hiệu quả cuối cùng sẽ nằm trong việc doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, Bạn cũng cần chú ý thêm nhiều chỉ số đo lường khác. như vậy bạn mới có thể tìm ra được gốc rễ của vấn đề xảy ra ở đâu và hành động tiếp theo như thế nào.
Phương pháp xây dựng chiến lược brand marketing
Xây dựng một chiến lược brand marketing đòi hòi bạn phải tốn nhiều chất xám đầu tư vào. Bên cạnh đó, để chiến lược hiệu quả bạn cần phải đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này và giải quyết chúng.
1. Tầm nhìn của doanh nghiệp
Khách hàng biết đến doanh nghiệp bạn vì điều gì? Chẳng hạn: bạn muốn biết đến đối tác hàng đầu của Samsung hay bạn đang cung cấp hạnh phúc niềm vui như Pepsi,…
2. Phân tích rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Nếu không xác định được đúng đối tượng mục tiêu thì những nỗ lực tiếp thị thương hiệu của bạn sẽ hoàn toàn thất bại. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng nhắm đến những người bất kỳ mua sản phẩm mà hãy chia nhỏ thị trường mục tiêu ra. Xây dựng nhiều cá tính trong một thị trường mục tiêu sẽ tạo ra được cảm tình từ khách hàng đến thương hiệu của bạn.
3. Có sự nhất quán trong việc triển khai nhận diện thương hiệu
Sự nhất quán chính là yếu tố sống sót để xây dựng lòng trung thành và lòng tin đối với khách hàng. Cách để đảm bảo sự nhất quán chính là bạn hãy xây dựng nhận thức và niềm tin trực tuyến đến người dùng. Thực hiện Liên kết thương hiệu khi sử dụng chia sẻ trực tiếp hay trực tuyến. Những liên kết này sẽ giúp thu hẹp được khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng. Thế nên, bạn hãy cố gắng chia sẻ liên kết gắn với thương hiệu tạo nên sự nhất quán hiệu quả.
Kết luận:
Hiểu về Brand marketing không khó nếu bạn xem qua được bài viết trên. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là vấn đề lâu dài cần bạn cố gắng trong từng giai đoạn. Thế nên, hãy tìm cách phù hợp để tạo dựng thương hiệu của mình nhé.