Chiến lược tiếp thị là gì? Chi tiết các bước xây dựng chiến lược tiếp thị bài bản

Chien luoc tiep thi 2 1

Chiến lược tiếp thị là một trong những kế hoạch quan trọng dùng để tiếp cận đến người dùng tiềm năng. Biến đổi họ thành khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. 

 

Bất kỳ một doanh nghiệp hay các dự án khi tung sản phẩm ra thị trường đều mong muốn nhận được sự hưởng ứng từ khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi phải có được một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh, bài bản. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời buổi kinh tế hiện nay. Vậy chiến lược tiếp thị là gì và làm thế nào để phát triển được một chiến lược tiếp thị? Cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

 

Đôi nét về chiến lược tiếp thị

Chiến lược tiếp thị là kế hoạch được sử dụng để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng tiềm năng dễ dàng và biến họ thành khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Mang về những giá trị cao cho công ty với mục đích tăng lợi nhuận, doanh số cũng như lượng khách hàng tiềm năng. 

Chiến lược tiếp thị mang tính dài hạn và là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tổng thể của bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Một chiến lược tiếp thị kỹ lưỡng sẽ bao gồm “bốn chữ P” là sản phẩm (product), giá cả (price), địa điểm (Place) và quảng bá (Promotion)

 

 

Chiến lược tiếp thị là một trong những yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu 
Chiến lược tiếp thị là một trong những yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu

 

Chiến lược tiếp thị mang tới những lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp? 

Việc xây dựng một chiến lược tiếp thị đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Nếu không có một chiến lược cụ thể doanh nghiệp có thể sẽ đi sai mục tiêu, gây tiêu tốn nhiều chi phí cũng như mất đi các cơ hội kinh doanh. Một chiến lược tiếp thị phù hợp, đúng đắn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như: 

 

1. Dễ dàng tiếp cận với đối tượng mục tiêu hơn

Trong hoạt động kinh doanh việc tiếp cận được đối tượng mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng. Khi xây dựng chiến lược tiếp việc xác định được đối tượng mục tiêu là ai, nhu cầu của họ như thế nào, hành vi khách hàng ra sao,… Đây là những thông tin bổ ích giúp doanh nghiệp hiểu hơn về khách hàng và tìm ra cách kết nối hiệu quả với các đối tượng phù hợp. 

Khi doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược tiếp thị tốt sẽ là cơ hội tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp bộ phận bán hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức trong việc thuyết phục mua hàng và gia tăng tỷ lệ bán hàng thực tế. 

Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiếp thị tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng 
Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiếp thị tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng

 

2. Nguồn ngân sách Marketing được sử dụng hiệu quả

Việc áp dụng chiến lược tiếp thị thông minh không chỉ mang tới hiệu quả trong kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí Marketing (đầu tư Digital Marketing, chiến dịch tiếp thị ngắn hạn,…). Một chiến lược bài bản sẽ dẫn dắt tới một kế hoạch cụ thể, tránh lãng phí tiền cho việc truyền thông dàn trải. 

 

3. Nâng cao hiệu quả truyền thông 

Đưa ra một chiến lược tiếp thị tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường được hiệu quả truyền thông. Thông qua kế hoạch Marketing tổng hợp mà doanh nghiệp có thể nắm được kênh tiếp thị nào hiệu quả, kênh nào không. Từ đó có sự điều chỉnh kênh tiếp thị để có thể thu được nhiều khách hàng tiềm năng nhất. 

 

4. Quảng bá hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng

Một chiến lược tiếp thị thành công sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả quảng bá thương hiệu. Đồng thời tạo chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Tiếp thị đúng hướng, đúng mục tiêu còn giúp tên tuổi của doanh nghiệp được nhiều người biết đến hơn. 

Một chiến lược tiếp thị thành công giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến nhiều khách hàng hơn
Một chiến lược tiếp thị thành công giúp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến nhiều khách hàng hơn

 

Hướng dẫn các bước để xây dựng chiến lược tiếp thị chi tiết nhất

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà chiến lược tiếp thị sẽ có sự thay đổi khác nhau. Nhưng về cơ bản các bước xây dựng chiến lược tiếp thị được thực hiện theo trình tự như sau: 

 

Bước 1: Thiết lập mục tiêu và phân tích sơ bộ 

Mục tiêu của chiến lược tiếp thị sẽ được đưa ra dựa vào kế hoạch kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp. Một số mục tiêu được các doanh nghiệp hướng tới khi xây dựng chiến lược tiếp thị như tăng doanh thu, nâng cao nhận diện thương hiệu hay gia tăng sản lượng tiêu thụ,… 

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về thị trường mục tiêu sẽ hoạt động. Dựa vào phân tích SWOT để có thể tìm ra được thế mạnh, điểm yếu cũng như tận dụng được những xu hướng mới nhất,… 

 

Bước 2: Xác định được phân khúc khách hàng tiềm năng

Khách hàng luôn là yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh doanh. Do đó khi xây dựng chiến lược tiếp thị cần tìm hiểu kỹ về nhu cầu, mong muốn, insight khách hàng, hành vi mua sắm, thói quen,… Điều này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới những khách hàng mục tiêu. 

Xác định rõ phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới 
Xác định rõ phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới

 

Bước 3: Hiểu rõ tiềm lực doanh nghiệp và xác định mục tiêu cụ thể 

Mỗi doanh nghiệp khi đưa ra chiến lược tiếp thị cần hiểu rõ sản phẩm đang cung cấp cho khashc hàng. Bạn có thể vận dụng 4P của Marketing Mix để trả lời cho các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, giá cả, phân phối và các kênh tiếp thị. 

Nếu bước 1 doanh nghiệp đã phân tích về mục tiêu tổng thể thì giờ đây hãy cụ thể hóa chiến lược bằng các mục tiêu nhỏ hơn. Cụ thể như: thu hút được 3000 lượt khách mới, tăng 2% thị phần trong năm, gia tăng doanh số bán hàng trong tháng,… Hãy sử dụng phương pháp SMART để các mục tiêu có thể thỏa mãn được các yếu tố gồm cụ thể (specific) – đo lường (measurable) – khả năng đạt được (attainable) – mức độ phù hợp (relevant) – thời gian (time). 

Bước 4: Cân đối và lên đưa ra nguồn kế hoạch hoạt động Marketing

Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuyên suốt chiến lược tiếp thị để các hoạt động được triển khai đúng hướng. Sau khi đã đưa ra mục tiêu cụ thể doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp, công cụ và kỹ thuật đúng đắn để thực hiện hóa chúng. 

Bên cạnh đó nguồn ngân sách cũng là yếu tố cần được doanh nghiệp quan tâm. Lên phương án dự phòng nguồn ngân sách giúp kiểm soát tốt chi phí, giảm thiểu những khoản chi trả lãng phí. 

 

Bước 5: Lập kế hoạch hoạt động tiếp thị chi tiết

Xây dựng một kế hoạch tiếp thị chi tiết để có thể đánh giá tiến độ công việc, kịp thời rút ra bài học và điều chỉnh phù hợp. Hãy đưa ra mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn để chắc chắn rằng chiến dịch của doanh nghiệp thu về những thành quả nhất định. 

 

KPAT cho biết nhìn chung một chiến lược tiếp thị chỉnh chu, chi tiết là điều rất cần thiết cho doanh nghiệp. Hãy tận dụng các kiến thức trên mà chúng tôi đã chia sẻ để xây dựng những chiến lược đạt hiệu quả cao nhé.