Remarketing là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều trong chiến lược Facebook Marketing hay Google Marketing, chúng đóng vai trò khá quan trọng trong việc lôi kéo những khách hàng đã thoát truy cập web nhưng chưa thực hiện chuyển đổi. Nhờ đó tỷ lệ nhấp chuột tương tác của trang web cũng được cải thiện, KPAT sẽ nói rõ về vấn đề này trong nội dung tiếp theo.
Remarketing là như thế nào?
Remarketing hay còn gọi là tiếp thị lặp lại hay tiếp thị bám đuôi là hình thức marketing nhằm mục đích kêu gọi khách hàng quay trở lại thực hiện việc giao dịch với những đơn hàng chưa thanh toán trước đó bằng cách kết hợp các nền tảng trên mạng xã hội.
Ví dụ như bạn có nhu cầu mua bất kỳ món bất kỳ món hàng trên các nền tảng xã hội nhưng chưa quyết định mua và bạn đã đóng tab trên website. Thật bất ngờ rằng khi bạn truy cập các nền khác,các công cụ lập kế hoạch marketing đã đề xuất những quảng cáo đó xuất hiện lại trên Facebook, Tiktok- đó gọi là Remarketing. Vậy tại sao nhiều Marketer lại ưa chuộng chiến lược Remarketing này?
1. Tầm quan trọng của việc thực hiện chiến dịch Remarketing
Theo nguồn tin từ The Market, có đến 96% lượng khách hàng đã truy cập vào các nền tảng mạng xã hội nhưng không có nhu cầu mua. Và cứ như vậy website bán hàng mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng truy cập mà không thực hiện hành vi chuyển đổi.
Và chiến lược Remarketing đã cho phép các doanh nghiệp bán hàng target khách hàng truy cập lại website bằng các quảng cáo nhắm đúng phân khúc khách hàng mục tiêu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi hay phiếu mua hàng.
Chiến lược quảng cáo Facebook Marketing này rất hữu dụng khi có thể phân loại được những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thông qua số lượt truy cập trên các trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Và việc các doanh nghiệp cần làm là Remarketing cho những khách hàng đó rằng sản phẩm của bạn sẽ có thể quyết những nhu cầu của khách hàng.
Rõ ràng chiến dịch Marketing dùng những lý lẽ và khả năng thuyết phục của các marketer để các khách hàng truy cập mà đang do dự quyết định mua hàng. Đồng thời Remarketing còn giúp cho khách hàng quan tâm thêm những sản phẩm đề xuất mới của doanh nghiệp.
2. Remarketing vs Retargeting khác nhau không?
Cả hai thuật ngữ Remarketing và Retargeting đều là hai thuật ngữ thường được nhiều người thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Ở nội dung này chúng tôi sẽ tập trung giải thích liệu hai khái niệm này có giống nhau và được sử dụng trong mọi trường hợp như nhau không.
- Retarget là một thuật ngữ thường được nhiều người sử dụng để mô tả những quảng cáo có hình ảnh hiển thị trực tiếp. Chúng hiển thị cho những khách hàng truy cập trang web mà không có bất kỳ hành động nào khác. Loại tiếp thị được thực hiện thông qua các dữ liệu của các pixel và cookie. Những tập tin này sẽ theo dõi thao tác của khách hàng sau khi thoát khỏi trang web, từ đó các doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng mục tiêu và tiếp tục kêu gọi sử dụng từ những khách hàng tiềm năng đó.
- Remarketing thì lại được hiển thị thông qua các trang mạng thứ ba như Google, Facebook… Thông qua các nền tảng thứ 3 giúp cho các doanh nghiệp có thêm một lần nữa tiếp cận được khách hàng. Remarketing đề cập đến việc tiếp cận khách hàng thông qua địa chỉ email
Nói tóm lại giữa Remarketing và Retargeting có chức năng đều nhắc nhở việc mua hàng của khách hàng nhưng Remarketing thông qua địa chỉ email của khách hàng trong khi Retargeting thì lại không cần yếu tố này.
Tuy nhiên nhiều nhà chiến lược Marketing đều kết hợp sử dụng hai phương pháp và họ xem đây là chiến dịch Remarketing. Thông qua chiến dịch này các khách hàng tiềm năng sẽ nhận biết được thương hiệu của bạn ở trong hàng trăm, hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác. Kêu gọi họ trở lại và mua hàng là những gì bạn cần làm.
Cách thu thập dữ liệu khách hàng khi thực hiện chiến lược Remarketing
Để có thể thực hiện chiến dịch Marketing hiệu quả thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có ngân hàng dữ liệu khách hàng và làm cách nào để có thể thu thập dữ liệu khách hàng. Thực chất có rất nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu khách hàng, tuy nhiên có hai cách chính để làm được điều này.
1. Tiếp thị bằng pixel
Đây là hình thức thu thập thông tin khách hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất. Nó hoạt động dựa trên mã JavaScript được thiết kế trên website hoặc trang đích sau khi khách hàng nhấp chuột.
Sau khi khách hàng truy cập website đã có mã pixel thì pixel sẽ được thả vào trong cookie của trình duyệt ẩn danh của khách hàng. Khi khách hàng thoát khỏi trang web, pixel sẽ cho phép những quảng cáo của bạn xuất hiện lại với khách hàng.
Chiến lược thu thập dữ liệu dựa vào pixel sẽ đảm bảo những quảng cáo của doanh nghiệp có thể tiếp cận những khách hàng đã truy cập trang web trước đó. Phương pháp này khá nhanh gọn bởi vì khách hàng có thể thấy những quảng cáo và chấp nhận với những lời đề nghị của bạn.
2. Dựa trên danh sách
Chiến lược Remarketing dựa trên danh sách đã được thu thập trước đó và thường sẽ có địa chỉ email của khách hàng. Và bạn có thể gửi những lời chào mời đến những tài khoản này. Để thực hiện được chiến lược tiếp thị với danh sách, bạn chỉ cần upload danh sách email bạn đã thu thập trước đó vào nền tảng Remarketing và những khách hàng đó sẽ thấy quảng cáo của bạn. Hoặc có thể bạn gửi cá nhân đến từng địa chỉ email để gọi họ quay lại với thương hiệu của bạn.
Các chiến dịch Remarketing không chỉ giúp tăng mức độ thành công của Facebook Marketing mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng. Trong bài viết này chúng tôi đã cho bạn biết những thông tin cơ bản nhất về các chiến lược Remarketing và các thu thập dữ liệu người dùng mà các doanh nghiệp hay sử dụng. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho công cuộc xây dựng thương hiệu của bạn.