Chiến lược Marketing cạnh tranh là một chiến lược tất yếu được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Vậy những quy tắc cơ bản của chiến lược này là gì?
Cạnh tranh với từ tiếng Anh là compete, Đây là một nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất dành cho các hoạt động kinh tế. Để xây dựng được một chiến lược Marketing cạnh tranh hiệu quả về các doanh nghiệp cần phải chú tâm về những yếu tố cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Những quan điểm của chiến lược Marketing về cạnh tranh
Cạnh tranh là một từ được dùng để sử dụng cho những chính sách và nghệ thuật để giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế để tồn tại vững chắc trên thị trường. Cạnh tranh không nhất thiết làm cho những đối thủ khác phải thất bại mà đôi khi việc cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác của một số doanh nghiệp.
1. Đặc điểm Marketing về chiến lược cạnh tranh
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đó chính là sử dụng những hệ thống chính sách, công cụ, các chiến lược với nguồn lực có sẵn để đối phó với các doanh nghiệp khác từ đó để thực hiện mục tiêu tồn tại và phát triển tại thị trường từ đó có thể đạt được lợi nhuận dự kiến.
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp cùng tham gia vào một lĩnh vực nào đó luôn là một xu hướng khách quan. Cho nên mức độ cạnh tranh của lĩnh vực đó sẽ ngày càng sâu rộng và gay gắt hơn.
Theo đúng như quy luật cạnh tranh thi thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp không đáp ứng đủ những nguồn lực để cạnh tranh. Chính vì thế cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, phát triển năng động và tìm ra được những lợi thế so với những đối thủ khác từ đó mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Đối với chiến lược Marketing cạnh tranh đòi hỏi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đưa ra những quyết định Marketing mang tính ưu thế hơn so với những quyết định của đối thủ để đạt được mục tiêu lợi nhuận cuối cùng.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng để giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận ra được điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ. Từ đó đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình để đưa ra một số biện pháp tấn công vào phòng thủ hữu hiệu.
2. Quy luật cạnh tranh
Đối với cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay, thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau từ trong nước đến toàn thế giới. Cho nên các doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình và phải đảm bảo việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn tốt hơn so với đối thủ.
Nền tảng cơ bản của chiến lược Marketing cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Đối với nền tảng cơ bản trong các quyết định Marketing sẽ dựa trên việc hiểu hành vi và nhu cầu khách hàng của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ thành công khi họ thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng mang tính vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao. Cho nên việc hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh là một điều hết sức quan trọng giúp họ có thể dễ dàng xây dựng được chiến lược Marketing cạnh tranh hiệu quả.
Thông thường sẽ sử dụng phương pháp so sánh lấy chuẩn với đối thủ mạnh về những vấn đề như giá cả, sản phẩm, phân phối, các hoạt động truyền thông…chính là những cơ sở quan trọng để marketer hiểu được doanh nghiệp đang có điểm mạnh hay điểm yếu gì so với đối thủ cạnh tranh.
Từ đó mới tiến hành hoạch định chiến lược và đưa ra những biện pháp tấn công mạnh hơn. Thế nhưng các phương thức cạnh tranh tại các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đã có sự thay đổi khá lớn. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ cạnh tranh sang hợp tác hoặc là đi tìm kiếm những cơ hội mới phù hợp hơn.
Các chiến lược Marketing cạnh tranh được quan tâm
Hiện nay các chiến lược cạnh tranh quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm đó chính là chiến lược tối ưu hóa chi phí, chiến lược phản ứng nhanh, chiến lược khác biệt sản phẩm…
1. Cạnh tranh về giá
Đối với những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tối ưu hóa chi phí có nghĩa là sẽ tạo lợi thế cạnh tranh thông qua phát triển sản phẩm với chi phí thấp. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là các doanh nghiệp sẽ tập trung vào công nghệ để giảm được chi phí.
Họ sẽ không quá tập trung vào việc thay đổi và phát triển sản phẩm. Không thường xuyên diễn ra các hoạt động nghiên cứu hay là đưa ra những tính năng mới, sản phẩm mới. Nhóm khách hàng mà các doanh nghiệp này hướng tới thông thường là nhóm khách hàng trung bình.
2. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm cá nhân
Đối với những công ty áp dụng chiến lược đổi mới sản phẩm sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra những sản phẩm độc đáo và thỏa mãn nhu cầu khách hàng với những cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thể vượt qua. Đặc điểm của chiến lược Marketing cạnh tranh này là các doanh nghiệp sẽ cho phép định giá sản phẩm ở mức cao. Tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường sẽ chia thành nhiều phân khúc khác nhau. Sẽ không quá đặt nặng về vấn đề chi phí trong việc phát triển sản phẩm.
3. Nhu cầu tiêu dùng
Đối với khác biệt hóa ở mức chừng mực sẽ đạt được mức tối thiểu cần có. Tạo nên sự khác biệt hóa ở mức cao hơn đối thủ sẽ giúp cho đối thủ tạo nên sự sắc bén. Tạo nên những sản phẩm độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không thể nào cạnh tranh được.
4. Chiến lược tập trung
Đối với chiến lược tập trung sẽ đáp ứng một phân khúc thị trường cụ thể nào đó về yếu tố địa lý khách hàng hoặc là tính chất sản phẩm. Đặc điểm để phân biệt đối với chiến lược này là thông thường sẽ được định theo chi phí thấp. Có thể sử dụng chiến lược sáng tạo sản phẩm. Tập trung các sản phẩm để phục vụ cho phân khúc mục tiêu.
Nếu không có chiến lược Marketing cạnh tranh đúng thì các doanh nghiệp khó có thể tồn tại được trong thị trường đầy tính cạnh tranh như ngày nay. Hy vọng bài viết của KPAT sẽ cung cấp đến những thông tin vô cùng bổ ích dành cho bạn.