Hệ Thống Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Dành Riêng Cho Website: 3 Thành Tố Cơ Bản

bo nhan dien thuong hieu 7

Bộ nhận diện thương hiệu từ lâu đã được ví như loại tài sản vô hình giúp doanh nghiệp có thể củng cố và gia tăng niềm tin dài hạn nơi cộng đồng khách hàng một cách hiệu quả nhất. Trong đó, một trong số những bộ nhận diện thương hiệu thường được các công ty, doanh nghiệp chú trọng thiết kế cũng như đầu tư nhất chính là Website. Bài viết dưới đây của KPAT sẽ cung cấp đến quý bạn đọc tất tần tật những thông tin về hệ thống bộ nhận diện thương hiệu dành riêng cho Website. 

Kiến thức tổng quan nhất về Website 

Chuyên mục chia sẻ này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc tổng hợp những thông tin bao quát nhất về Website – Bộ nhận diện thương hiệu nổi bật nhất của tất cả công ty, doanh nghiệp hiện nay. 

Nhìn chung, những trang Web có thể thường được sử dụng theo đa dạng thể loại khác nhau. Điển hình rõ nhất như Website cá nhân, Website doanh nghiệp, công ty, Website chính phủ, Website tổ chức,…. 

Theo đó, những trang Web có thể sẽ là sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một cá nhân, một công ty hay một doanh nghiệp. 

Thuật ngữ Website theo tìm hiểu thì đích thực là cách viết gốc trong tiếng Anh. Đôi khi, Website sẽ được viết thành Web Site vì Web vốn dĩ là một danh từ riêng. Cách viết này là để nói đến World Wide Web. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Website đã mặc định trở thành cách viết chuẩn và phổ biến nhất. 

Vì thế, bạn tuyệt nhiên không được nhầm lẫn giữa khái niệm Website với trang Web đâu nhé! Để có thể phân biệt chính xác được hai khái niệm nay, bạn hãy đọc ngay nội dung chuyên mục phân tích dưới đây. 

1. Như thế nào là trang Web? 

Theo tiếng Anh, trang Web sẽ có tên gọi là Webpage. Hiểu một cách chính xác, đây là một tập hợp những văn bản, hình ảnh hay tệp tin đã được tích hợp với Word Wide Web, đồng thời cũng đã được thực thi hoàn toàn trên trình duyệt Web. 

Được biết, một trình duyệt thông thường sẽ hiển thị một trang Web trên màn hình máy tính hay những thiết bị di động. Theo đó, trang Web thường được nhiều người biết đến với vai trò là một tập tin hoàn toàn được viết bằng mã HTML hay những ngôn ngữ đánh dấu tương tự. 

Nhìn chung, trang Web thường được nhiều người hiểu nhầm với Website. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ thực tế, Webpage chỉ đơn thuần là một phần nào đó của Website mà thôi. 

Website là gì? 
Website là gì?

2. Như thế nào là trang thông tin điện tử? 

Trang thông tin điện tử hay còn được gọi bằng một cái tên khác là Website. Được hiểu chính xác là một hệ thống tập tin chuyên dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin. Tất cả đều được trình bày dưới dạng số chữ viết, hình ảnh, ký hiệu, âm thanh cùng nhiều dạng thông tin khác. 

Giao diện Website bao gồm những thành phần nào? 

Định nghĩa về một Website như trên thì chắc hẳn sẽ có nhiều người biết. Nhưng một Website bao gồm những thành phần nào thì là điều mà không phải ai cũng biết. 

Dưới đây KPAT sẽ phân tích chi tiết nhất về một bố cục Website được xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Vì mỗi một Website cụ thể thường sẽ có nội dung, các tiện ích được thay đổi theo nhu cầu phù hợp nhất với từng trang. 

Giao diện Website bao gồm những thành phần nào? 
Giao diện Website bao gồm những thành phần nào?

1. Header

Được biết, Header thường có vị trí nằm ở đầu trang. Đồng thời, nó cũng được hiển thị rõ ràng trên những trang phụ. 

Phần đầu trang thường sẽ bao gồm những thành phần như: Thanh Menu dùng để điều hướng, số điện thoại, logo, đăng ký hoặc đăng nhập, ngôn ngữ,… 

Bên cạnh đó, với một số trang Web được tạo nhằm mục đích lấy thông tin, chuyển đổi. Chẳng hạn như đăng ký mua hàng, điền Form,… Những trang Web được tạo ra với các mục đích sử dụng này thường sẽ không thiết kế phần đầu trang. Bởi vì nguyên nhân hạn chế làm người truy cập mất chú ý. Thay vào đó, họ sẽ tập trung trực tiếp vào mục đích chuyển đổi.  

2. Slider/ Carousel

Trong Website, Slider nhìn chung được định nghĩa là một hình thức trình chiếu thông tin sử dụng trên những thanh trượt. Đối với một số trang Web trước đây, nó còn được định nghĩa là Banner. Trong trường hợp Slider lúc này là một ảnh tĩnh. 

Slider được biết luôn được đặt dưới Header. Đồng thời, Slider cũng luôn được đầu tư rất nhiều vào phần thiết kế hình ảnh. Điều này nhằm mục đích giới thiệu cũng như quảng bá những ưu điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp hiện cung cấp đến cộng đồng người tiêu dùng. Đây cũng có thể gọi là Slogan. 

Thông thường, những hình ảnh này sẽ được cài đặt nhằm mục đích trượt ngang khá giống với Slide. Hoặc theo một hướng nhất định nào đó. Cùng với đó là đính kèm thêm một số hiệu ứng. Tại đây, khách hàng cũng sẽ dễ dàng tích hợp nút điều hướng để xem ảnh tiếp theo hoặc quay trở lại ảnh trước đó. 

Ngoài ra, trên Slider thường sẽ được thiết kế thêm những nút kêu gọi khách hàng hành động. Chẳng hạn như tư vấn ngay, liên hệ, đặt hàng,… 

3. Content Area 

Content Area vốn được xác định là điểm cung cấp nội dung cho quý độc giả. Đồng thời, đây cũng được nhận định là thành phần quan trọng bậc nhất đối với một Newbie. 

Nội dung được truyền tải tại đây có thể sẽ thông qua đa dạng hình thức khác nhau. Cụ thể như văn bản, âm thanh, hình ảnh, Video,… 

Ngoài ra, đây cũng được biết đến là khu vực để Google đánh giá chính xác trang Web của bạn có đem đến những giá trị hữu ích cho quý độc giả hay không. Đặc biệt, đối với những trang Web thực hiện dự án Seo thì đây chắc chắn sẽ là một trong số những thành phần trọng điểm. Đồng thời, cũng là thành phần được đầu tư nhiều nhất. 

4. Sidebar

Khi bạn có nhu cầu muốn truy cập vào một trang Web bất kỳ nào đó, Sidebar thường sẽ được hiển thị ở bên cạnh những thành phần chính của trang Web. 

Thêm vào đó, vị trí của Sidebar cũng sẽ tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau của mỗi trang Web. 

Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì vị trí của Sidebar thường sẽ nằm ở bên phải, bên trái Website, trên Footer hoặc Header,…  Mục đích chính khi thiết kế Sidebar là giúp cộng đồng người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác. Đặc biệt là không cần phải thay đổi mã Code của toàn bộ trang Web. 

5. Footer

Đây nhìn chung được xem là phần cuối cùng của một Website. Được biết, Footer thường sẽ bao gồm các thông tin cơ bản dưới đây. 

  • Những đường liên kết. 
  • Bản quyền.
  • Những kênh Social Network.

Bên cạnh đó, vẫn còn có các trường hợp đặc biệt ở một số trang Web như Email, chính sách dịch vụ, Hotline,… 

Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu dành cho Website: 3 thành tố cơ bản 

Dưới đây là chi tiết 3 thành tố cơ bản tạo nên hệ thống bộ nhận diện thương hiệu dành cho Website mà bạn cần phải nắm rõ. 

Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu dành cho Website: 3 thành tố cơ bản. 
Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu dành cho Website: 3 thành tố cơ bản.

1. Logo

Khi đề cập đến một thương hiệu bất kỳ nào đó, chắc chắn suy nghĩ của khách hàng sẽ ngay lập tức đổ dồn về logo thương hiệu. 

Logo lâu năm luôn được xem là một biểu tượng thể hiện rõ nhất lý tưởng kinh doanh, đồng thời cũng là cá tính riêng của doanh nghiệp. 

Nói theo cách khác, Logo chính là hiện thân của những giá trị sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến cho cộng đồng người tiêu dùng. Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị một Logo thật giá trị để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu chất lượng. Đặc biệt phải giàu ý nghĩa biểu trưng nhằm mục đích đại diện cho Website của mình. 

Logo - Hiện thân của những giá trị sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. 
Logo – Hiện thân của những giá trị sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.

2. Những logo biến thể

Thông thường, logo sẽ có thể được biến hóa dưới đa dạng hình thức khác nhau. Nhằm mục đích tạo nên sự phù hợp nhất với từng trang trong trang Web của quý bạn đọc. 

Giả dụ như, nếu logo được thiết kế nhiều màu sắc, bạn hoàn toàn có thể “sao chép” chúng ra thành nhiều phiên bản đa dạng hơn. 

3. Kiểu chữ

Kiểu chữ mà bạn chọn thường sẽ có sự ảnh hưởng cực kỳ lớn đến thiết kế giao diện của trang Web. Chính vì vậy, tốt nhất, bạn nên chọn những kiểu chữ có tính dễ đọc. Đồng thời, cũng phải dễ tương thích với nội dung mà bạn trình bày trên Website của mình. 

Song song đó, bạn cũng có thể Setup thêm một số kiểu chữ phụ nhằm mục đích sử dụng cho những dịp đặc biệt. Tất cả để tạo nên sự đa dạng và phong phú nhất trong bộ nhận diện thương hiệu dành cho Website. 

Kết luận

Qua bài viết trên đây, mong rằng quý độc giả sẽ sớm có một cái nhìn bao quát, thực tế nhất về hệ thống bộ nhận diện thương hiệu dành cho Website. Đồng thời, cũng hiểu rõ hơn về khái niệm của Website là gì cùng với những thành phần chính trong thiết kế giao diện Website nhé!