Nếu xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thành công, công ty sẽ tạo được sự thành công và thiết lập nên những sự khác biệt so với đối thủ. Bên cạnh đó công ty cũng xây được sự trung thành từ phía khách hàng. Chẳng hạn như việc xây dựng một công trình, để hỏi các kiến trúc sư phải vẽ ra một bản thiết kế hoàn chỉnh bao gồm cả kế hoạch về xây dựng.
Đối với việc xây dựng chiến lược thương hiệu cũng vậy, bạn cần phải phát triển thương hiệu phù hợp với công ty của mình. Bài viết của KPAT dưới đây là những thông tin quan trọng để xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu tốt nhất.
Giới thiệu sơ lược về chiến lược xây dựng thương hiệu
Bộ phận nhận diện thương hiệu không chỉ đơn thuần là một sản phẩm, logo, website hay chỉ là một tên doanh nghiệp. Mà đó là bao gồm tất cả những trải nghiệm mang lại cảm giác vô hình dành cho khách hàng. Bài chiến lược thương hiệu là một trong những phần quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Nó sẽ vạch ra cách thức để doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ giữa khách hàng và xu hướng trên thị trường.
Mục tiêu chiến lược này sẽ giúp cho thương hiệu càng trở nên ấn tượng và tạo nên sự đáng nhớ đối với người tiêu dùng. Thông qua đó họ sẽ có những quyết định về mua hàng hóa của doanh nghiệp bạn thay vì chọn đối thủ cạnh tranh của bạn.
Chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp và điều này sẽ kết nối trực tiếp với cảm xúc và nhu cầu của người tiêu dùng kể cả trong môi trường cạnh tranh.
7 thành tố quan trọng của chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
Dưới đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu được các chuyên gia đánh giá để áp dụng cho doanh nghiệp về việc thiết lập chiến lược thương hiệu cho công ty:
1. Mục tiêu
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp cần phải chi tiết bởi vì nó mang đến một vai trò vô cùng quan trọng để phân biệt sự khác biệt giữa đối thủ cạnh tranh và danh nghĩa của bạn. Và mục tiêu sẽ được nhìn nhận theo hai cách:
- Functional: Đây là một khái niệm để chỉ về sự tập trung vào việc đánh giá sự thành công đối với những lý do thương mại hoặc tức thời. Hoặc nói cách khác mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra doanh thu và lợi nhuận.
- Intentional: đối với khái niệm này sẽ tập trung chủ yếu và sự thành công bởi vì nó có mối quan hệ đến khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận, bao gồm cả việc khát vọng thương hiệu mà các chủ doanh nghiệp đang hướng đến. Đó có thể là câu trả lời dành cho thương hiệu nếu bạn đang cố gắng tạo ra những giá trị và thay đổi ý nghĩa trong lĩnh vực kinh doanh.
Mặc dù việc tạo ra doanh thu sẽ được ưu tiên lên hàng đầu, Nhưng nếu một công ty hoạt động chỉ với mục tiêu như vậy thì sẽ không tạo ra những giá trị hay ý nghĩa gì so với các đối thủ cạnh tranh khác. Cho nên hãy đào sâu hơn về những giá trị to lớn dành cho khách hàng và cả lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang hướng đến.
2. Tính nhất quán
Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc xây dựng thương hiệu và bạn cần phải quan tâm. Nếu mong muốn thương hiệu của bạn có một nền tảng vững chắc thì bạn cần phải đảm bảo thông điệp của mình phải gắn kết và nhất quán.
Chìa khóa để giải mã sự nhất quán đó chính là hạn chế nhắc đến những thông tin không liên quan đến thương hiệu của công ty. Điều này sẽ góp phần vào việc xây dựng thương hiệu và thúc đẩy được lòng trung thành của khách hàng mục tiêu. Để hạn chế việc khách hàng khó khăn trong việc nhận biết thương hiệu, bạn hãy cân nhắc để tạo ra style guide dành cho nhãn hiệu của mình. Điều này sẽ bao gồm tất cả mọi thứ kể cả văn phong hay cách phối màu thậm chí là cách mà bạn định vị sản phẩm của công ty.
3. Cảm xúc thương hiệu
Khách hàng không phải lúc nào cũng sẽ lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ nào đó theo lý trí. Bên cạnh đó nhu cầu mong muốn được gắn kết yêu thương cả trở thành một phần quan trọng và nó đã trở thành nhu cầu của hầu hết các cộng đồng. Và điều này nằm ở phía giữa của hệ thống phân cấp tại tháp nhu cầu của Maslow. Cho nên thương hiệu của bạn cần phải tìm cách kết nối cùng với khách hàng tại mức độ sâu sắc hơn và cảm xúc hơn nữa.
4. Sự linh hoạt
Trong thời đại liên tục thay đổi, các marketer phải liên tục linh hoạt để bắt kịp được xu hướng của thị trường hiện nay. Về mặt tích cực sẽ giúp cho các marketer dễ dàng hơn trong buổi sáng tạo đối với các chiến dịch marketing. Tính nhất quán là một yếu tố quan trọng để thiết lập tiêu chuẩn dành cho thương hiệu của công ty. Bên cạnh đó tính linh hoạt sẽ cho phép Công ty được thực hiện theo đúng như điều chỉnh để tạo ra sự quan tâm và dễ dàng phân biệt hơn giữa bạn và đối thủ.
5. Sự đóng góp của các nhân viên
Nhân viên là yếu tố đại diện cho thương hiệu, cho nên họ cần phải thật thành thạo trong kỹ năng giao tiếp cùng với khách hàng và phù hợp với cá tính của thương hiệu. Chẳng hạn như thương hiệu của bạn đang hướng đến thể hiện phong cách vui tươi thông qua nền tảng twitter. Thì khi liên hệ với khách hàng công ty cần phải kết nối với một nhân viên vui vẻ, hòa đồng và sôi nổi.
6. Sự trung thành thương hiệu
Nếu thương hiệu của bạn để dành được chỗ đứng trong tâm trí của khách hàng, lúc này bạn hãy có động thái trân trọng và cảm ơn một cách chân thành đến tình cảm của họ. Cho nên đối với những khách hàng trung thành họ sẽ liên tục nhắc về thương hiệu của bạn cùng với bạn bè hoặc người thân.
7. Sự ý thức về cạnh tranh
Hãy xem cạnh tranh như là một thách thức để giúp cho chiến lược marketing của bạn có thể tạo ra những giá trị lớn hơn. Bên cạnh đó bạn hãy học cách quan sát và học hỏi nhiều hơn về việc xây dựng thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.
Bài viết trên đã chỉ ra chi tiết về những yếu tố quan trọng để cấu thành một chiến lược thương hiệu thành công. Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau và nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì hãy cố gắng tạo nên sự ấn tượng với khách hàng bằng bộ nhận diện thương hiệu phù hợp.