Những nền tảng social media như Facebook, Youtube, Instagram,… là mảnh đất màu mỡ để xây dựng thương hiệu, phục vụ cho mục đích marketing, kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể thu được lợi nhuận với những nền tảng mạng xã hội này, bạn sẽ cần phải nắm được một số kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này. Và nếu bạn hứng thú, cùng tìm hiểu về quy trình xây dựng thương hiệu qua những chia sẻ của KPAT.
Facebook – kênh social media chính bạn nên cân nhắc
Facebook là một trong những mạng xã hội nhiều người tham gia nhất hiện nay. Mặc dù hiện tại xuất hiện khá nhiều mạng xã hội giải trí khác nhau, tuy nhiên Facebook vẫn là kênh truyền thông được ưu tiên hơn cả.
Và nếu người dùng Facebook biết cách xây dựng thương hiệu, tích cực tương tác với khách hàng, thu được lợi nhuận từ Facebook không còn là chuyện quá khó khăn.
1. Inbound marketing để sản xuất nội dung hiệu quả
Một trong những cách xây dựng thương hiệu tốt nhất với nền tảng mạng xã hội Facebook chính là inbound marketing. Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ phải xây dựng page, trang cá nhân trên Facebook, hội nhóm của mình thành địa chỉ cung cấp những thông tin liên quan đến lĩnh vực bạn muốn xây dựng thương hiệu.
Ví dụ, nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm, thay vì đổ tiền vào quảng cáo để những người yêu thích chăm sóc da tìm đến page của bạn, bạn sẽ dành thời gian để chia sẻ những bài viết nhiều kiến thức hữu ích về chăm sóc da, làm đẹp.
Bạn cũng có thể xây dựng hội nhóm Facebook để phát triển nội dung liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh. Bước xây dựng thương hiệu này sẽ mang đến cho bạn một tập khách hàng thân thiết, dễ điều hướng thành viên trong nhóm đến các trang kinh doanh.
Cuối cùng, bước quan trọng khi inbound marketing để xây dựng thương hiệu chính là sản xuất video. Có ba mức độ chính của video: lạnh, ấm và nóng. Trong đó, video lạnh có nội dung giá trị, cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm. Video ấm sẽ đề cập nhiều hơn đến công dụng của sản phẩm, những đặc điểm khiến sản phẩm là lựa chọn tối ưu nhất. Đây là loại video bạn có thể sử dụng để chạy quảng cáo.
Video nóng là những nội dung đa phương tiện đề cập đến khuyến mãi, ưu đãi kích thích mua hàng. Đây là video chốt hạ bạn có thể sử dụng để chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng, thậm chí là khách hàng thân thiết.
2. Livestream xây dựng thương hiệu cá nhân cho những người định hướng kinh doanh
Khá nhiều nền tảng hỗ trợ livestream. Tuy nhiên, Facebook mới chính là nền tảng tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh này. Một số mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để tương tác tốt với khách hàng và xây dựng được thương hiệu cá nhân uy tín có thể là duy trì lịch livestream cố định, cung cấp nhiều khuyến mãi, ưu đãi, thuê người nổi tiếng xuất hiện trên sóng livestream,…
Xây dựng kênh marketing với Youtube
Mặc dù trong thời gian gần đây, sự lên ngôi của TikTok đã đe dọa đến vị trí của các nền tảng phát video như Youtube. Tuy nhiên, Youtube vẫn là một trong những kênh tốt nhất để bạn truyền tải thông tin đến người dùng.
1. Đầu tư vào nội dung để nâng cao tuổi thọ thương hiệu
Nội dung trên Youtube có thể tồn tại nhiều năm, thay vì chỉ 3 – 4 ngày tùy theo xu hướng như TikTok. Bạn càng đầu tư vào nội dung, video càng giá trị và thương hiệu của bạn xây dựng càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng người truy cập.
2. SEO để tối ưu hóa tiếp cận người dùng
Tuy nhiên, chỉ đầu tư vào nội dung là không để để có thể xây dựng thương hiệu trên nền tảng social media này. Bạn sẽ phải làm video với chủ đề bám sát với từ khóa SEO. Thay vì làm video theo sở thích, bạn sẽ cần sáng tạo những nội dung mà khách hàng quan tâm, từ đó xây dựng thành công trang kênh Youtube của riêng mình.
Sử dụng Instagram để marketing hiệu quả
Instagram là nền tảng mạng xã hội thu hút giới trẻ. Đây cũng là một trong những kênh bán hàng khá hiệu quả mà bạn có thể tận dụng.
1. Nâng cao tính thẩm mỹ của feed
Instagram là một mạng xã hội tối ưu hóa cho việc chia sẻ hình ảnh. Và điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi xây dựng thương hiệu cá nhân với nền tảng này chính là có một feed chỉnh chu.
Tốt hơn hết bạn nên thống nhất phong cách cho feed của mình. Một số phong cách bạn có thể tham khảo có thể kể đến như moody – phong cách tối giản, colorful – phong cách với màu sắc sống động hay color block – phong cách biến feed của bạn thành từng khu khác nhau hấp dẫn người truy cập.
2. Tương tác với khách hàng qua story, reels
Story là nơi bạn có thể sử dụng để “chốt đơn” dễ dàng. Khi quản lý những tài khoản Instagram có hàng trăm ngàn lượt theo dõi, bạn nên đăng từ 5 – 10 story mỗi ngày.
Bạn cũng cần đa dạng hóa nội dung của story. Một số tin sẽ đăng về kiểu dáng sản phẩm, một số khác sẽ là công bố kết quả minigame, tạo bình chọn, trả lời câu hỏi của người theo dõi,…
Một cách khác để tương tác với người truy cập bạn có thể tham khảo là sử dụng reels. Nếu bạn có quan tâm đến TikTok, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy tính năng này khá quen thuộc. Tuy nhiên điểm khác biệt của Reels trên Instagram chính là tính nghệ thuật.
Bạn có thể tận dụng ưu điểm này, kết hợp với influencer để quảng bá thương hiệu tốt hơn. Khi những người nổi tiếng đánh giá, giới thiệu sản phẩm của bạn trên trang cá nhân, thương hiệu của bạn sẽ được khẳng định và có uy tín hơn trong lòng người theo dõi.
Bạn cũng có thể tổ chức mini game trên Reels. Lượng tiếp cận tự nhiên sẽ tăng đáng kể. Và bạn sẽ có được một danh sách người truy cập tiềm năng và trung thành cho bản thân.
Trên đây là tất cả những hướng dẫn liên quan đến xây dựng thương hiệu trên 3 nền tảng social media chính là Facebook, YouTube và Instagram. Mỗi một nền tảng lại có đặc điểm riêng, nên bạn cần áp dụng linh hoạt các bước để có thể đạt được thành công như mong muốn. Chúc bạn xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả và đừng quên theo dõi những chia sẻ thú vị khác cùng KPAT qua những bài viết tiếp theo.