Content Audit là một công việc cực kỳ quan trọng trong Search Engine Optimization (SEO) nên cần phương pháp cũng như quy trình để mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhất. Trong bài viết này KPAT sẽ hướng dẫn dẫn bạn các giai đoạn thực hiện kiểm toán content chi tiết bằng các công cụ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Content Audit là gì?
Content Audit hay còn được gọi là kiểm toán nội dung là việc thống kê đầy đủ tất cả những nội dung có thể lập được chỉ mục của website. Sau đó, thực hiện phân tích thông qua các phần mềm để đưa ra được quyết định nên giữ nguyên, cải thiện hay loại bỏ nội dung. Tất cả các nội dung được đăng trên website đều cần người phụ trách Search Engine Optimization (SEO) áp dụng Content Audit. Điều này sẽ đem lại được cho người dùng thông tin bổ ích từ đó cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm theo thời gian.
Mục tiêu chính của Content Audit
Kiểm toán nội dung có thể đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích khác nhau. Đa số đều hướng đến các mục tiêu chính sau đây:
1. Cải thiện kết quả Search Engine Optimization (SEO)
Xác định được chính xác website của bạn có thể nằm ở vị trí xếp hạng trong top 5 của công cụ tìm kiếm. Biết rằng đâu là nội dung yếu cần phải xóa bỏ hãy cập nhật thêm các thông tin cho người đọc. Ngoài ra còn tối ưu được các liên kết nội bộ.
2. Tăng lượng truy cập của người dùng vào website
Để đạt được điều này bạn cần phải xác định chính xác đâu là chủ đề mà người dùng quan tâm nhất từ đó đưa ra được nội dung hấp dẫn. Việc áp dụng Content Audit sẽ xác định được loại bài biết có thể tạo ra được sự tham gia mạnh mẽ nhất.
3. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Hiểu được rằng người dùng cần điều gì để đem lại được trải nghiệm tốt nhất ở trang web. Xác định đâu là loại content hiệu quả để giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người đọc thành khách hàng.
Công cụ không thể thiếu với Content Audit
Trước đây, để thực hiện Content Audit có nhiều người Search Engine Optimization (SEO) lựa chọn thực hiện thủ công sẽ gây tốn rất nhiều thời gian. Nhưng bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ sau đây để tăng được độ hiệu quả của công việc.
1. Screaming Frog
Đây chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất để thu thập nội dung cho website. Bởi Screaming Frog có thể thực hiện thu thập 500 URL hoàn toàn miễn phí cũng như thống kê được dữ liệu của content.
2. URL Profiler
Công cụ này được ứng dụng rất nhiều trong Search Engine Optimization (SEO) bởi sẽ giúp bạn cải thiện được các nhiệm vụ của Content Audit và cung cấp thêm dữ liệu để phân tích. Để giúp có cái nhìn rộng hơn nữa Google Analytics sẽ được sử dụng để đưa ra thông tin về tỷ lệ thoát, chuyển đổi, lượt truy cập.
3. Ahrefs
Đây là công cụ hỗ trợ thu thập cũng như phân tích số liệu của các đối thủ có cùng lĩnh vực. Từ đó bạn sẽ biết được đâu là từ khóa cũng như vấn đề được người dùng quan tâm nhất
4. Moz
Công cụ Moz sẽ giúp xác định được những vấn đề có thể tác động xấu đến Search Engine Optimization (SEO). Có thể kể đến như lỗi thẻ SEO Onpage, lỗi chuyển hướng, lỗi server…
5. Google Search Console
Công cụ của Google giúp cho các chuyên viên Search Engine Optimization (SEO) theo dõi được đây là từ khóa đem lại lượng truy cập lớn nhất hay volume cao mà vị trí thấp. Từ đó đưa ra được hướng cải thiện nội dung đem lại thứ hạng tốt nhất.
Các giai đoạn thực hiện Content Audit
Cũng giống như hầu hết các công việc khác trong SEO, thực hiện kiểm toán nội dung nếu như không thực hiện đúng sẽ tạo ra lỗi lớn. Đầu tiên sẽ là thống kê lại tất cả các content, đưa ra các chỉ mục bằng công cụ. Sau đó dữ liệu sẽ được phân tích để đưa ra quyết định giữ, thay đổi hay loại bỏ.
1. Giai đoạn kiểm kê
Trước khi tiến sâu hơn vào trong các chỉ số, người thực hiện Search Engine Optimization (SEO) cần lựa chọn nội dung mà mình sẽ xem xét. Nói một cách dễ hiểu đó là các chuyên mục bài đăng trên web như tin tức, giới thiệu sản phẩm hay video.
Các công cụ như Semrush, Ahrefs, Screaming Frog sẽ được sử dụng để thu thập các dữ liệu của các URL trên website của bạn. Sau đó có thể sử dụng Excel để sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau như:
- Loại nội dung của bài đăng (hướng dẫn, giới thiệu, blog…)
- Ngày đăng hay theo lần chỉnh sửa cuối cùng.
- Số từ của bài viết
- Định dạng của nội dung là văn bản, hình ảnh hay video.
Ngoài ra cũng còn rất nhiều tiêu chí khác nhau để hiển thị. Không thể nào thiếu được dữ liệu như thứ hạng, lượng truy cập, lượt hiển thị…
2. Giai đoạn đưa ra phân tích và đề xuất
Để có thể đưa ra được phân tích chính xác nhất mất rất nhiều thời gian bởi dữ liệu cần thu thập từ nhiều nguồn. Ở thời điểm hiện tại hầu hết các công cụ đều có thể liên kết trực tiếp với Google Search Console và Google Analytics nên sẽ tiết kiệm được công sức rất lớn.
Sau khi đã có được một số liệu hoàn chỉnh người Search Engine Optimization (SEO) hoàn toàn hiểu được thực trạng hiện tại của trang web. Có thể kể đến như lượng truy cập nhiều nhưng tỷ lệ thoát cao chứng tỏ rằng bài viết đang đúng chủ đề người dùng quan tâm nhưng nội dung lại không cung cấp được thông tin cần thiết.
Đối với từng dạng bài viết bạn có thể cân nhắc về hướng đi như lượng truy cập ít nhưng có thể tạo ra lượng khác hàng tiềm năng. Hay lượng đọc lớn nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp.
3. Giai đoạn báo cáo
Sau khi đã xác định được hướng đi cụ thể cho từng nội dung phù hợp với mục đích và kết luận từ phân tích. Có thể cải thiện kết quả Search Engine Optimization (SEO) bằng cách tối ưu tiêu đề, sửa lỗi, tối ưu URL…
Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra kế hoạch cho từng bài viết đem lại hiệu quả cao hơn. Có thể kể đến như sử dụng lại content, viết lại nội dung, bổ sung thêm thông tin cần thiết, làm mới cấu trúc.
Mỗi người lại có một phương pháp thực hiện Content Audit cho Search Engine Optimization (SEO) hoàn toàn khác nhau chính vì vậy bạn nên tự phát triển nên cách làm phù hợp nhất với bản thân. Quá trình này không chỉ thực hiện một lần duy nhất mà đó còn là hướng đi áp dụng lên trên tất cả nội dung của website. Hy vọng với thông tin trên của KPAT mọi người đã có được kiến thức bổ ích nhất về kiểm toán content.