Thực tế chiến lược tiếp thị đều hướng tới kế hoạch lâu dài và xác định mục tiêu trong tương lai. Mục tiêu cơ bản nhất là đạt được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng. Một chiến lược tiếp thị rõ ràng sẽ giúp xác định được kế hoạch dài hạn về cách duy trì lợi thế cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó trong một thị trường đã xác định.
Điều này giúp dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu và khuyến khích họ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Trong đó, KPAT tin rằng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số sẽ là công cụ hữu dụng nhất cho các doanh nghiệp trong thị trường hiện nay.
Tìm hiểu tổng quan
Chiến lược tiếp thị đề cập đến kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu và khuyến khích họ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
1. Tìm hiểu về khái niệm của chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị là một kế hoạch về quá trình doanh nghiệp tập trung các nguồn lực hạn chế của mình vào những cơ hội để tăng doanh số và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trước các đối thủ.
Hay Chiến lược tiếp thị là sự kết hợp các nguồn lực và khả năng của một tổ chức để đạt được lợi thế cạnh tranh trước đối thủ và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động (Lee & Cacciolatti 2016).
Một chiến lược tiếp thị sẽ đề xuất các giá trị của công ty, thông điệp thương hiệu, dữ liệu về khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác. Một chiến lược kỹ lưỡng sẽ bao gồm 4 chữ P của tiếp thị: Product, Price, Place và Promotion.
Việc này liên quan đến việc phân tích chiến lược kinh doanh ban đầu của công ty trước khi đánh giá và lựa chọn vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Từ đó góp phần vào xây dựng các mục tiêu của công ty và kế hoạch tiếp thị.
Các chiến lược tiếp thị nên xoay quanh việc đề xuất giá trị cho doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của tiếp thị chiến lược nên là đạt được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng.
2. So sánh chiến lược tiếp thị với kế hoạch tiếp thị
Thực tế về bản chất thì chiến lược tiếp thị và kế hoạch tiếp thị là khác nhau. Chiến lược tiếp thị sẽ được nêu trong tài liệu kế hoạch tiếp thị. Kế hoạch tiếp thị trình bày chi tiết các loại hoạt động tiếp thị cụ thể và cả thời gian biểu để công ty triển khai theo kế hoạch.
Các chiến lược tiếp thị lý tưởng là kế hoạch có thời gian lâu dài thay vì các kế hoạch tiếp thị riêng lẻ. Bởi các đề xuất giá trị và các yếu tố quan trọng của thương hiệu công ty chứa trong bản kế hoạch thường không đổi trong thời gian dài.
Tóm lại, chiến lược tiếp thị sẽ bao gồm thông điệp có tầm ảnh hưởng, trong khi kế hoạch tiếp thị mô tả chi tiết của các chiến dịch cụ thể.
Chiến lược tiếp thị mang lại lợi ích như thế nào
Tiếp thị chiến lược mang lại nhiều lợi ích về lâu về dài cho vị trí cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Tìm hiểu mục tiêu của chiến lược tiếp thị
Nhìn chung, mục tiêu cuối cùng của chiến lược tiếp thị là đạt được và truyền đạt lại lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với các đối thủ bằng cách nắm bắt được yêu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Bao gồm cả thiết kế quảng cáo hàng loạt, hay chiến dịch truyền thông xã hội, nội dung của tiếp thị chiến lược sẽ được đánh giá dựa trên mức độ truyền đạt hiệu quả đến người tiêu dùng.
2. Lợi ích của chiến lược tiếp thị mang lại
Kế hoạch tiếp thị lâu dài giúp công ty có thể sử dụng số tiền quảng cáo của mình một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Một nghiên cứu năm 2019 đã thể hiện được rằng các công ty lập chiến lược tiếp thị cụ thể và lâu dài thành văn bản thì có hơn 313% khả năng thành công trong các chiến dịch tiếp thị của họ.

5 chiến lược tiếp thị kỹ thuật số nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Dưới đây là 5 chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cập nhật mới nhất mà các doanh nghiệp đang áp dụng.
1. SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
SEO là một trong những cách hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiện nay. Những kỹ thuật này cho phép doanh nghiệp cải thiện thứ hạng của trang web về các từ khóa và cụm từ mong muốn, nhằm tăng khả năng tiếp cận của người dùng đến với doanh nghiệp. Nó giúp các đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp truy cập được đến trang web của mình khi bạn tìm kiếm các từ khóa có liên quan trên các công cụ Intrernet.
Theo thống kê thì 75% người tìm kiếm Google sẽ không truy cập đến trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, do đó doanh nghiệp cần đẩy thứ hạng trang web của mình hiển thị lên đầu trang tìm kiếm. Dưới đây là ba hoạt động quan trọng cần thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
- Xây dựng liên kết
- Tối ưu hóa ngoài và trong trang
- Lựa chọn từ khóa phù hợp
2. PPC – Quảng cáo trả tiền sau mỗi lần click chuột
PPC (Pay Per Click) là một phương pháp hiệu quả để thu hút người tiêu dùng tiềm năng. Sử dụng các quảng cáo trả tiền để đẩy bài quảng cáo hiển thị ở đầu trang kết quả tìm kiếm cho các cụm từ và từ khóa nhất định.
Về cơ bản, PPC giúp bạn xác định các từ khóa mà bạn nên nhắm mục tiêu đến để giúp cho chiến dịch đạt được hiệu quả.

3. Tiếp thị nội dung
Đây là một chiến lược hiệu quả giúp thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp cải thiện khả năng hiển thị của trang web. Liên quan đến các thuật ngữ như hướng dẫn trực tuyến, tạp chí online, đồ họa thông tin, video…
Với mục đích chính là cung cấp các thông tin có giá trị, có chiều sâu và hữu ích thông qua trang web của mình.
4. Tiếp thị qua email
Với chiến lược tiếp thị qua email, ROI của bạn có thể lên đến 4400%. Mặc dù tiếp thị qua email đã không còn quá mới mẻ nhưng đây vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất để thu hút và tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng. Tiếp thị email giúp bạn có thể tiếp cận hàng loạt và nhiều hơn đến khách hàng.
5. Truyền thông xã hội
Tức là tiếp cận đến người tiêu dùng bằng cách tạo sự hiện diện của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… Bạn sẽ đăng tải các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ hay các bài báo/ bài viết trên blog để tiếp cận đến người tiêu dùng.

Nhìn chung, áp dụng theo 5 chiến lược tiếp thị kỹ thuật số này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty.