Chiến lược Marketing phân khúc thị trường và những điều cần biết

Chiến lược marketing phân khúc

Chiến lược Marketing phân khúc là chiến lược quan trọng để xác định được tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Vậy chiến lược này gồm những yếu tố nào cấu thành?

 

Phân khúc thị trường là một trong những bước quan trọng trong chiến lược marketing phân khúc. Những phân khúc này sẽ được sử dụng để tối ưu hóa sản phẩm và quảng bá đến những khách hàng khác nhau. Đặc biệt là vào thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ thì về phân tích nhu cầu và chiến lược marketing phân khúc trở nên dễ dàng hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết.

 

Những yếu tố cấu tạo nên một phân khúc thị trường hiệu quả

Phân khúc thị trường thường được diễn đạt để chỉ một mục đích cụ thể trong chiến lược Marketing. Chẳng hạn, điều này được xem là có ích dành cho việc phát triển và thực thi chi tiết cho một chiến dịch cụ thể. Tùy theo từng phân khúc, Marketer sẽ có những phương pháp để xác định khác nhau. Bao gồm cả việc xác định nhân khẩu học hoặc là phân tích về sự biến đổi của biểu hiện của khách hàng:

 

1. Địa lý

Các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đều thuộc trong phân khúc thị trường như tại vùng miền, địa phương, quốc gia hay tại các tiểu bang. Chẳng hạn, một doanh nghiệp muốn bán một thiết bị quản lý nông trại thì yếu tố địa lý sẽ trở thành một yếu tố đặc trưng đối với phân khúc thị trường mục tiêu. 

Bởi vì khách hàng chủ yếu của họ sẽ sinh sống cố định tại những khu vực địa lý thuộc vùng nông thôn cụ thể nào đó. Hay là các cửa hàng bán lẻ thì vị trí cửa hàng là một trong những điều được cân nhắc nhiều nhất. Phân khúc khách hàng dựa trên các yếu tố về địa lý bao gồm: khí hậu, vùng miền, kích cỡ thị trường, mật độ dân số.

2. Nhân khẩu học

Đây là một trong những phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến nhất và đòi hỏi phân loại dựa theo giới tính, chủng tộc, thu nhập, nghề nghiệp…hầu hết tại các doanh nghiệp theo mức tối thiểu sẽ có những ý tưởng chung về nhân khẩu học dành cho sản phẩm của họ.

Nhân khẩu học là phân khúc thị trường phổ biến nhất
Nhân khẩu học là phân khúc thị trường phổ biến nhất

3. Tâm lý học

Xét về mặt chi tiết hơn sẽ được phân loại theo ô của phân khúc tâm lý. Phương pháp này sẽ xoáy sâu hơn về con người như tính cách, lối sống, giá trị, niềm tin và tầng lớp xã hội. Đối với đánh giá về phân khúc tâm lý học khá quan trọng bởi vì hai cái nhân có thể sở hữu về nguồn thông tin nhân khẩu học giống nhau. Nhưng lại đưa ra những ý tưởng mua hàng hoàn toàn khác nhau, cho nên họ cần những nhu cầu tiếp thị khác nhau.

4. Hành vi tiêu dùng

Đối với phân khúc hành vi thì việc phân loại khách hàng tiềm năng thông qua các hành động của họ thường thường trong kênh tiếp thị của marketer. Bởi vì tương ứng với một khách hàng sẽ có những hành vi mua hàng khác nhau. Nhưng người ta thường phân chia những khách hàng có hành vi tương tự nhau tạo thành một nhóm để có thể dựa vào những yếu tố đó để quyết định những hành động tiếp theo.

Sự quan trọng của phân hóa phân khúc thị trường

Yêu cầu của khách hàng được phân hóa rất đa dạng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Cho nên sẽ không có bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào có thể làm hài lòng được hết tất cả mọi người. Trong khi đó nguồn lực của các doanh nghiệp có hạn kể cả các doanh nghiệp hàng đầu cũng không thể nào có thể đáp ứng được toàn bộ thị trường. 

 Phân hóa phân khúc thị trường rất quan trọng
Phân hóa phân khúc thị trường rất quan trọng

Cho nên doanh nghiệp nào muốn tồn tại và tăng lợi thế cạnh tranh để hoạt động hiệu quả thì phải tìm riêng cho mình những khúc thị trường. Mà tại đó họ có đủ nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng hơn những đối thủ khác.

1. Tạo ra giá trị

Dựa theo kết quả phân tích được phân khúc thị trường thì các doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về sở thích và nhận thức của khách hàng. Lúc này họ sẽ tạo ra những sản phẩm thực sự giá trị để đáp ứng được nhu cầu mong muốn của khách hàng. Họ sẽ lấy được niềm tin sự yêu thích cho nên tranh thủ bán hàng cũng từ đó mà tăng.

 

2. Tạo lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường được phân thành nhiều phân khúc nhỏ chính vì thế doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển sản phẩm cũng như là cải thiện hơn về mô hình kinh doanh với mục đích gia tăng lợi thế cạnh tranh. Việc các doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm hay dịch vụ mang lại giá trị cao dành cho người tiêu dùng sẽ đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng và đây sẽ trở thành một điểm mạnh để doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh so với những doanh nghiệp khác.

Tạo lợi thế cạnh tranh
Tạo lợi thế cạnh tranh

 

3. Tăng khả năng giữ chân của khách hàng trở lại

Thông qua phân đoạn thị trường thì việc tiếp cận với tệp khách hàng và phát triển quá trình bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chân dung của khách hàng. Từ đó sẽ tạo thành những dữ liệu sẵn có giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc giữ chân khách hàng cho những lần sau.

4. Tạo ra thông điệp tiếp thị khách hàng mạnh mẽ

Nếu doanh nghiệp nhận định tệp khách hàng của mình là ai?là người như thế nào? thì họ sẽ dễ dàng phát triển những thông điệp marketing một cách mạnh mẽ. Không nên sử dụng những ngôn từ chung chung mơ hồ như dùng cho tất cả mọi người. Thay vào đó các marketer sẽ sử dụng các thông điệp trực tiếp để nói lên những mong muốn và nhu cầu đặc trưng của khách hàng mục tiêu.

Thông điệp tiếp thị cần phải mạnh mẽ hơn
Thông điệp tiếp thị cần phải mạnh mẽ hơn

 

Ví dụ thực tế về chiến lược Marketing phân khúc

Chẳng hạn về câu chuyện thương hiệu của Vinamilk. Vinamilk lựa chọn thị trường mục tiêu đối với sản phẩm của họ dành cho sản phẩm sữa nước là trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Đối với giai đoạn này là một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cho nên các bé cần bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin DHA canxi để giúp cho cơ thể có thể phát triển được cân đối và tạo nên tiền đề cho sự phát triển về sau. 

Lợi thế cạnh tranh của Vinamilk có nguồn đầu vào ổn định và cực kỳ chất lượng. Bên cạnh đó họ còn xây nên một thương hiệu với những hình ảnh tốt đẹp kết hợp với những sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn được kiểm định chất lượng. Thế nên bạn có thể dễ dàng thấy thông qua các TVC quảng cáo được nhấn mạnh về yếu tố “tươi, thuần khiết và đến từ thiên nhiên” cùng với slogan “sữa tươi nguyên chất 100%”.

 

KPAT thông tin đến bạn về chiến lược marketing phân khúc cũng như là một số thông tin mà các marketer cần nắm. Chiến lược phân khúc luôn được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu để phát triển sản phẩm theo nhu cầu của tệp khách hàng khách hàng mục tiêu của họ.