Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến chiến lược marketing cạnh tranh nhằm tăng lợi nhuận. Nếu không có chiến lược rõ ràng và hợp lý, doanh nghiệp rất dễ sẽ bị tụt lại phía sau. Cùng tham khảo bài viết sau đây của KPAT để nắm được chiến lược marketing cạnh tranh là gì và những chiến lược hiệu quả nhất hiện nay.
Bạn biết gì về chiến lược marketing cạnh tranh?
Chiến lược marketing cạnh tranh hay còn gọi bằng tên tiếng anh Competitive Strategy. Chiến lược này có thể được hiểu là một bản kế hoạch liệt kê cụ thể các hoạt động dài hạn cho một doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đó giành lợi thế với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bản kế hoạch này sẽ được vạch ra sau quá trình phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và dựa trên tình hình hiện tại của doanh nghiệp
Đây cũng có thể được xem như một phương án giúp doanh nghiệp chống chọi trước những áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, thu hút khách hàng và khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
Chiến lược marketing cạnh tranh có các lực nào?
Lợi nhuận tiềm năng của các công ty trong ngành phụ thuộc vào sức mạnh của 5 lực sau:
1. Đối thủ mới có nhiều tiềm năng gia nhập vào thị trường
Doanh nghiệp mới thành lập với vốn mạnh và hướng kinh doanh tốt sẽ là những nguồn lực mới tạo nên áp lực cho cuộc cạnh tranh này và thường làm giảm lợi nhuận của ngành. Do đó, lực này có thể nói là ảnh hưởng khá lớn đến nguồn thu của doanh nghiệp.
Hàng rào chống gia nhập sẽ có vai trò ngăn chặn mối nguy cơ có đối thủ gia nhập mới trong một ngành. Cùng với đó, các công ty đã hiện hữu cũng có những phản ứng chống gia nhập – có thể dự đoán được .
2. 6 hàng rào chống gia nhập trong 5 lực
Lợi thế nhờ quy mô kinh tế,, yêu cầu về vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng, những sự khác biệt về sản phẩm, sự tiếp cận các kênh phân phối là 6 hàng rào chống gia nhập chính. Đồng thời, nếu như 6 hàng rào này lớn mạnh, các công ty có sẵn phản ứng mạnh mẽ thì nguy cơ đối thủ mới gia nhập ngành sẽ thấp.
3. Đối thủ có sẵn trong ngành
Cạnh tranh trong ngành là điều tất yếu và nó xảy ra vì có nhiều đối thủ và gây sức ép, đe dọa từ các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp tìm thấy cơ hội để thay đổi vị thế của mình.
Có rất nhiều hình thức cạnh tranh từ các đối thủ có sẵn này như giảm giá, chiến lược quảng cáo, PR và gia tăng quyền lợi cho khách hàng. Tất cả khiến cho vị thế của một doanh nghiệp có thể thay đổi nhanh chóng và tạo nên nhiều vấn đề cho doanh nghiệp khác.
4. Cường độ cạnh tranh được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau
Đa số các yếu tố khác nhau tạo nên cường độ cạnh tranh là: quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay tình trạng cân bằng nhau,, chi phí cố định của sản phẩm cao, tăng trưởng trong ngành chậm, thiếu sự khác biệt về sản phẩm.
Bên cạnh đó, còn có sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá và dịch vụ, quyền lợi chiến lược dành cho những người đứng đầu, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, hàng rào ngăn cản rút lui cao.
5. Xuất hiện sản phẩm và dịch vụ thay thế
Những doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau trong ngành mà còn phải dè chừng với đối thủ có sản phẩm thay thế. Đây cũng là điều đặc biệt quan trọng trong xu thế sử dụng sản phẩm hiện nay của phần đông khách hàng.
Những chiến lược để cạnh tranh hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều chiến lược để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thậm chí mỗi ngày lại có thêm nhiều sáng kiến mới. Nhìn chung, có các chiến lược: chiến lược chi phí thấp nhất, nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hóa sản phẩm,chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược phản ứng nhanh …
1. Cạnh tranh về giá cả cần có chiến lược
Với chiến lược này, công ty sẽ tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất có thể để tăng tính cạnh tranh:
Đặc điểm:
- Chú trọng công nghệ sản xuất và các khâu quản lý để cắt giảm chi phí.
- Không quá chú trọng vào khác biệt hoá sản phẩm.
- Không tiên phong trong việc nghiên cứu tính năng mới hay cho ra sản phẩm mới tối ưu hơn.
- Doanh nghiệp thực hiện chiến lược này tập trung nhóm khách hàng “trung bình”
Ưu điểm
Với chiến lược này, doanh nghiệp tạo được khả năng cạnh tranh cao cũng như khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh và cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược này thành công mà không tốn quá nhiều chi phí cho các chiến lược khác.
Rủi ro:
Việc đầu tư công nghệ tạo ra sản phẩm chi phí thấp không hề rẻ. Chiến lược này cũng dễ bị bắt chước và không đảm bảo thị hiếu, nhu cầu khách hàng.
2. Khác biệt hoá sản phẩm là chiến lược quan trọng
Chiến lược này nhằm tạo ra sản phẩm giữ vị thế độc tôn trên thị trường và khiến đối thủ cạnh tranh không thể tạo ra được.
Đặc điểm
- Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với chi phí cao
- Doanh nghiệp quan tâm lớn đến khác biệt hoá sản phẩm
- Sản phẩm khiến thị trường chia ra nhiều phân khúc
- Đối với chiến lược này, doanh nghiệp không quan tâm đến chi phí
Ưu điểm:
Chiến lược này cho thấy doanh nghiệp trung thành với nhãn hiệu của khách hàng, khả năng thương lượng với nhà cung cấp và khách hàng hiệu quả. Đồng thời, nó tạo nên rào cản thâm nhập thị trường và cạnh tranh với sản phẩm thay thế tốt.
Rủi ro
Việc duy trì tính khác biệt, độc tôn sản phẩm gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp vì khả năng bắt chước của đối thủ rất cao. Đồng thời, khiến mất đi sự trung thành với nhãn hiệu và không tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
3. Chiến lược dựa trên nhu cầu tiêu dùng và khác biệt hoá sản phẩm
Doanh nghiệp cần biết chừng mực về việc khác biệt hoá. Nếu khác biệt hoá sản phẩm quá cao khiến đối thủ khó cạnh tranh được. Nên tạo nên sự độc đáo để không đối thủ nào bắt kịp. Dựa vào thị hiếu và khả năng của công ty để tạo nên sự khác biệt.
4. Chiến lược tập trung đáp ứng một phân khúc thông qua nhiều yếu tố
Chiến lược này chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của một phân khúc nhất định. Nó phụ thuộc vào địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm. Chi phí cho chiến lược thấp và có thể theo chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.
Trên đây là những thông tin về chiến lược marketing cạnh tranh mà chúng tôi tổng hợp. Chúc doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều thành công thông qua các chiến lược của mình và tạo nên nhiều giá trị cho công ty.