Thuật ngữ xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng truyền đạt những giá trị ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và đầy đủ. Để có thể hiểu rõ hơn về các thuật ngữ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bài viết của KPAT dưới đây sẽ thể hiện chi tiết.
Thuật ngữ Brand Experience
Brand experience là một thuật ngữ địa chỉ về những trải nghiệm của khách hàng về những dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty. Khi nói cách khác những cảm xúc và tương tác của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ thông qua những trải nghiệm hữu hình mà họ có thể chạm trực tiếp hoặc những trải nghiệm vô hình liên quan đến cảm xúc đều sẽ được gọi là những trải nghiệm thương hiệu. Chính vì thế để có thể nâng cao được trải nghiệm, các doanh nghiệp cần phải chú ý nhiều khía cạnh khác nhau như dịch vụ hậu mãi, bao bì sản phẩm, nhận diện thương hiệu…
Thuật ngữ Brand Extension
Brand Extension là một chiến lược của các doanh nghiệp với mục đích là mở rộng hơn với thương hiệu thông qua việc vẫn sử dụng với tên thương hiệu cũ để áp vào những dòng sản phẩm mới và xuất ra trên thị trường. Từ đó các công ty sẽ sử dụng chiến thuật này để tận dụng được những khách hàng trung thành đối với thương hiệu cũ. Lúc này sẽ giúp tối ưu hóa được doanh thu của doanh nghiệp đối với thời gian đầu khi sản xuất những dòng sản phẩm mới.
Hiện nay đã có rất nhiều công ty trên toàn thế giới áp dụng chiến thuật này chẳng hạn như biti’s với những sản phẩm truyền thống kết hợp với những dòng sản phẩm dành riêng cho giới trẻ hiện nay như Biti’s hunter. Hoặc thậm chí là thương hiệu Nike với những dòng sản phẩm dụng cụ thể thao hoặc quần áo được đặt bên cạnh những sản phẩm giày cốt lõi.
Thuật ngữ Brand Identity
Brand identity được hiểu theo cách chính xác là nhận diện thương hiệu đây là cách mà các công ty mong muốn khách hàng của mình có thể thuận tiện hơn trong việc phân biệt sản phẩm của họ với những đối thủ cạnh tranh khác thông qua những khía cạnh hữu hình.
Đối với việc nhận diện thương hiệu cũng sẽ giống như việc phân biệt giữa cá nhân nào đó. Nó sẽ không đơn thuần là tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu tốt bao gồm xây dựng logo đẹp hay là một bản danh thiếp độc đáo. Mà điều quan trọng đó chính là khách hàng tiềm năng sẽ cảm nhận được gì về chiều sâu của thương hiệu.
Thuật ngữ Brand Strategy
Brand Strategy còn thường được gọi là chiến lược thương hiệu, bao gồm một kế hoạch cụ thể để giúp cho các nhà quản trị marketing đáp ứng được những yêu cầu hoặc là những mục tiêu về chiến dịch mà công ty để đặt ra từ trước. Mục tiêu này có thể là tăng doanh thu, tăng doanh số hoặc là nâng cao nhận thức của khách hàng…
Thuật ngữ Brand Management
Brand Management đây là một trong những chức năng quan trọng của marketing, thuật ngữ này chỉ ra những biện pháp để giúp tăng lên giá trị cảm nhận đối với thương hiệu qua từng khung thời gian nhất định. Đó chính là cách hiệu quả nhất để tăng giá trị sản phẩm, đồng thời còn là cơ sở quan trọng để giúp cho khách hàng trung thành thông qua những nhận thức mạnh mẽ đối với những liên tưởng mang giá trị tích cực đối với thương hiệu.
Thuật ngữ Brand Awareness
Brand Awareness là độ nhận biết về thương hiệu của khách hàng nó sẽ đề cập đến mức độ mà khách hàng có khả năng nhớ hoặc khả năng để nhận diện về một thương hiệu nào đó. Đây là yếu tố hàng đầu để khách hàng có thể gợi nhớ về bộ nhận diện thương hiệu trước khi mua một sản phẩm nào đó.
Cho nên nếu khách hàng có khả năng nhận thức được về sản phẩm mà họ sẽ mua tại thương hiệu nào sẽ giúp cho thương hiệu đó đẩy mạnh được doanh số bán hàng. Đây là một thuật ngữ rất được xem trọng đối với lĩnh vực quảng cáo quản trị thương hiệu nghiên cứu hành vi hoặc là chú trọng phát triển chiến lược cho doanh nghiệp.
Thuật ngữ Brand Equity
Brand Equity chỉ ra giá trị nhận thức của khách hàng về một thương hiệu cụ thể trong ngành hàng nào đó. Sức mạnh thương hiệu sẽ còn phụ thuộc rất nhiều đối với hình ảnh mà doanh nghiệp đó đã xây dựng thương hiệu trước khách hàng và kết hợp với sự quen thuộc trong tên gọi.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn khi xây dựng tài sản thương hiệu thì các doanh nghiệp cần phải khiến cho thương hiệu của mình dễ nhớ, dễ nhận biết và gắn kết với hình ảnh về những sản phẩm chất lượng hàng đầu.
Cụm thuật ngữ Share Of Voice – Share Of Market – Share Of Mind
Share of voice là một chỉ số được các công ty dùng với mục đích so sánh mức độ nhận biết của thương hiệu trên các nền tảng marketing so với đối thủ cạnh tranh. Share of of market là tỷ lệ phần trăm của tổng doanh số hoặc doanh thu bán hàng tại một danh mục thị trường mà tại đó thương hiệu đang sở hữu. Thông thường chỉ số này sẽ được tính theo số lượng khách hàng hoặc là số doanh thu. Share of mind là một thuật ngữ để chỉ sự thể hiện sẵn sàng về mặt tâm lý hoặc tinh thần của khách hàng đối với những sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cấu trúc thương hiệu
- House of Brands có nghĩa là một thương hiệu con đã mang cho mình một vị trí độc lập hoàn toàn so với thương hiệu mẹ chẳng hạn như là OMO, Clear, sunlight… của Univer.
- Branded of house: là một thuật ngữ để chỉ thương hiệu mẹ sẽ luôn gắn liền với những tên thương hiệu con khác như Google translate, Google maps, Google docs…
Thuật ngữ Brand Personality
Là công ty sẽ coi thương hiệu của mình như là một con người bao gồm những cảm xúc và các đặc tính khác nhau. Chính nhờ điều này, thương hiệu sẽ trở nên gần gũi và dễ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Nếu một công ty đã xây dựng được tính cách cho thương hiệu thì họ sẽ tạo nên sự thu hút đến từ phía khách hàng từ đó giúp cho họ trở nên đặc biệt và nổi trội hơn khá nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
Thuật ngữ Rebranding
Rebranding chỉ xảy ra khi doanh nghiệp cần phải có một sự thay đổi lớn về mặt thương hiệu. Điều này có thể là sẽ thay đổi về slogan, bộ phận nhận diện thương hiệu hoặc thậm chí là thay đổi cả tên thương hiệu. Mục tiêu quan trọng nhất của rebranding đó chính là giúp cho khách hàng có thể thay đổi nhận thức hoàn toàn về thương hiệu.
Hi vọng những thuật ngữ trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu phù hợp. Hoặc là có thể dễ dàng phân biệt hơn giữa các thuật ngữ mà trước giờ nhiều marketer thường gặp sai lầm.